Hong Duc university is the first placed for your future or there's a future since your name has been here!

QUYẾT ĐỊNH Về việc Ban hành quy định bổ sung, điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của các đơn vị: Phòng Đào tạo, Khoa Tại chức, Trung tâm Phát triển đào tạo và Hỗ trợ học tập trực thuộc Trường Đại học Hồng

Cập nhật lúc: 10:06 AM ngày 25/02/2013

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

 

 Căn cứ Quyết định số 797/TTg ngày 24 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Hồng Đức;

Căn cứ Quyết định số 926/QĐ-CT ngày 11/4/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Hồng Đức;

Căn cứ Quyết định số 685/2007/Q§-UBND ngày 02/3/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức;

Theo đề nghị của ông Trưởng phòng Tổ chức- Cán bộ trường đại học Hồng Đức,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “ Quy định bổ sung, điều chuyển chức năng nhiệm vụ của các đơn vị: Phòng Đào tạo, Khoa Tại chức, Trung tâm Phát triển đào tạo và Hỗ trợ học tập trực thuộc trường Đại học Hồng Đức”.

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Trưởng các đơn vị: Phòng Tổ chức-Cán bộ, Phòng Kế hoạch-Tài chính, Phòng Đào tạo, Khoa Tại chức, Trung tâm Phát triển đào tạo và Hỗ trợ học tập, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

   Nơi nhận:                                                                      HIỆU TRƯỞNG

 - UBND tỉnh Thanh Hoá (để b/c);

 - Ban Giám hiệu;

 - Các đơn vị trực thuộc;

 - Lưu:VT, TCCB.

 

 

                                                                             Nguyễn Mạnh An

 

 

 

         UỶ BAN NHÂN DÂN                 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

           TỈNH THANH HOÁ                                     Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

 
 
 


QUY ĐỊNH

BỔ SUNG, ĐIỀU CHUYỂN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ: PHÒNG ĐÀO TẠO, KHOA TẠI CHỨC, TRUNG TÂM PHÁT TRIÊN ĐÀO TẠO VÀ HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC THUỘC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

(Ban hành theo Quyết định số:      /QĐ-ĐHHĐ ngày     tháng 5 năm 2012

 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức)

 
 
 

 


PHÒNG ĐÀO TẠO

 

 I. Chức năng

          Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển đào tạo của Nhà trường; quản lý, tổ chức thực hiện công tác đào tạo hệ chính quy tập trung và sau đại học.

 II. Nhiệm vụ

          1. Công tác quản lý chung về đào tạo.

- Chủ trì xây dựng kế hoạch tổng thể về: tuyển sinh, đào tạo, kế hoạch dạy-học, chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu dạy học ở tất cả các bậc,  ngành, hệ của Nhà trường;

          - Phối hợp với các khoa, phòng Quản trị- Vật tư, thiết bị,…đề xuất việc đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất cho phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng trường;

- Lập kế hoạch phân phối, sử dụng phòng học, giảng đường, hệ thống phòng thí nghiệm, thực hành;

          - Quản lý chung về phần mềm quản lý đào tạo trên cơ sở phân quyền quản lý cho các đơn vị liên quan;

          - Quản lý việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận các khóa bồi dưỡng ngắn hạn, giấy chứng nhận tốt nghiệp;

- Chỉ đạo, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ trợ lý giáo vụ, trợ lý nghiệp vụ;

          - Tổng hợp về công tác đào tạo trong toàn trường và báo cáo theo yêu cầu của cấp trên.

2.  Xây dựng kế hoạch đào tạo hệ chính quy tập trung và sau đại học.

- Chủ trì chỉ đạo các khoa chuyên môn xây dựng đề cương chi tiết học phần, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp hình thức đào tạo;

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh, liên kết đào tạo hệ chính quy tập trung và sau đại học; lập kế hoạch đào tạo toàn khóa, từng năm học; kế hoạch làm khoá luận và luận văn tốt nghiệp, kế hoạch thực hành, thực tập, rèn nghề, kế hoạch dạy học và thi học kỳ, bảo vệ luận văn tốt nghiệp cao học, kế hoạch xét tốt nghiệp cho các khóa đào tạo và tổ chức thực hiện kế hoạch;

- Phối hợp với các đơn vị trong việc đánh giá về chất lượng, định mức lao động của giảng viên; Phối hợp với phòng KH-TC và các đơn vị liên quan để lập hợp đồng liên kết đào tạo hệ chính qui tập trung và sau đại học, thanh lý hợp đồng sau khi kết thúc.

3. Tổ chức công tác tuyển sinh hệ chính quy tập trung và sau đại học.

Thường trực Hội đồng tuyển sinh đào tạo hệ chính quy tập trung và sau đại học của nhà trường:

- Xây dựng và triển khai kế hoạch tuyển sinh (thông báo tuyển sinh, tuyên truyền tuyển sinh, tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký dự thi, ...);

- Tham mưu thành lập Hội đồng tuyển sinh; tham mưu trong việc tổ chức thi tuyển sinh, chấm thi, xét tuyển, thông báo thí sinh trúng tuyển theo đúng quy chế, quy trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo khác tổ chức thi tuyển sinh các lớp liên kết đào tạo.

4. Quản lý đào tạo hệ chính quy tập trung và sau đại học.

- Chuẩn bị các văn bản, các quy định về đào tạo và liên kết đào tạo của trường;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, nền nếp dạy, học; tiếp nhận ý kiến phản hồi của giảng viên, sinh viên và đơn vị đào tạo để đề xuất, áp dụng các biện pháp quản lý;

- Xây dựng thời khóa biểu, lịch thi hết học phần cho các lớp; thông báo khối lượng giảng dạy cho các khoa, bộ môn; quản lý công tác thi học phần;

- Tham mưu thành lập hội đồng thi, xét công nhận tốt nghiệp, thực hiện các thủ tục công nhận tốt nghiệp; tổ chức lễ khai giảng, bế giảng và trao bằng tốt nghiệp;   

- Phối hợp với phòng Kế hoạch-tài chính kiểm tra việc nạp học phí của sinh viên, thực hiện hợp đồng liên kết đào tạo và thanh lý hợp đồng liên kết đào tạo.

- Giúp Hiệu trưởng chỉ đạo các khoa về công tác biên soạn và thẩm định đề cương chi tiết học phần, giáo trình, tài liệu dạy học.

5. Quản lý hồ sơ của hệ chính quy tập trung và sau đại học.

- Quản lý hồ sơ học viên cao học; phối hợp với phòng Công tác HSSV để quản lý hồ sơ sinh viên;

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ đào tạo của từng khóa: kế hoạch đào tạo, hợp đồng đào tạo (nếu có); hồ sơ tuyển sinh, hồ sơ đăng ký dự thi, bài thi tuyển sinh, danh sách duyệt trúng tuyển và các hồ sơ khác liên quan đến tuyển sinh; kết quả học tập, quyết định công nhận tốt nghiệp.

6. Các nhiệm vụ khác.

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức văn hóa cho các đối tượng trước khi tuyển vào học các bậc cao đẳng, đại học.

- Phối hợp với phòng QLKH-HTQT, các khoa xây dựng kế hoạch về hoạt động chuyên môn học thuật cho giảng viên và sinh viên; tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, đổi mới giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non đối với giảng viên, giáo viên, HSSV theo yêu cầu của Bộ, tỉnh.

- Thực hiện công tác tổng hợp về đào tạo; thống kê, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của cấp trên và của trường; tiếp nhận và xử lý các loại hồ sơ, văn bản, các công việc hành chính liên quan thuộc thẩm quyền.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị được nhà trường giao; phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các công tác phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và xây dựng, phát triển nhà trường.

 

KHOA TẠI CHỨC

 

I. Chức năng

Phối hợp với Phòng Đào tạo tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phát triển đào tạo các hệ VLVH, LT và VB2 từ đại học trở xuống; quản lý đào tạo VLVH, LT và VB2 của trường; phối hợp với các cơ sở giáo dục khác thực hiện công tác tuyển sinh và quản lý đào tạo các lớp liên kết đào tạo.

II. Nhiệm vụ

1.  Xây dựng kế hoạch đào tạo VLVH, LT và VB2.

- Phối hợp với phòng Đào tạo chỉ đạo công tác xây dựng đề cương chi tiết học phần, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp hình thức đào tạo;

- Phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh, liên kết đào tạo VLVH, LT và VB2; lập kế hoạch đào tạo toàn khóa, từng năm học; kế hoạch dạy học và thi học kỳ, tốt nghiệp cho các khóa đào tạo và tổ chức thực hiện kế hoạch;

- Phối hợp với phòng KH-TC và các đơn vị liên quan để lập hợp đồng liên kết đào tạo hệ VLVH, thanh lý hợp đồng sau khi kết thúc.

2. Tổ chức công tác tuyển sinh VLVH, LT và VB2.

Thường trực Hội đồng tuyển sinh VLVH, LT và VB2 của nhà trường:

- Triển khai kế hoạch tuyển sinh (thông báo tuyển sinh, tuyên truyền tuyển sinh, tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký dự thi, ...);

- Tham mưu thành lập Hội đồng tuyển sinh; tham mưu trong việc tổ chức thi tuyển sinh, chấm thi, xét tuyển, thông báo thí sinh trúng tuyển theo đúng quy chế, quy trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo khác tổ chức thi tuyển sinh các lớp liên kết đào tạo.

3. Quản lý đào tạo VLVH, LT và VB2.

- Chuẩn bị các văn bản, các quy định về đào tạo và liên kết đào tạo của trường;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, nền nếp dạy, học; tiếp nhận ý kiến phản hồi của giảng viên, sinh viên và đơn vị đào tạo để đề xuất, áp dụng các biện pháp quản lý;

- Phối hợp với các khoa xây dựng thời khóa biểu, lịch ôn thi và thi hết học phần cho các lớp; thông báo khối lượng giảng dạy cho các khoa, bộ môn;

- Quản lý công tác thi học phần: xét điều kiện dự thi, lịch thi, chấm thi, làm điểm và thông báo kết quả thi;

- Tham mưu thành lập hội đồng thi, xét công nhận tốt nghiệp, thực hiện các thủ tục công nhận tốt nghiệp và phối hợp với phòng Đào tạo cấp bằng cho sinh viên; tổ chức lễ khai giảng, bế giảng và trao bằng tốt nghiệp;   

- Kiểm tra kết quả nạp học phí của sinh viên và thực hiện đúng hợp đồng liên kết đào tạo; phối hợp thực hiện thanh lý hợp đồng liên kết đào tạo.

4. Quản lý sinh viên và các loại hồ sơ của hệ VLVH, LT và VB2.

- Phối hợp với phòng Công tác Học sinh- Sinh viên (HSSV), khoa, bộ môn tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện, xét kỷ luật sinh viên; thông báo, hướng dẫn kịp thời các quy định về chế độ, chính sách;

- Phối hợp với phòng Công tác HSSV để quản lý hồ sơ sinh viên;

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ đào tạo của từng lớp: kế hoạch đào tạo, hợp đồng đào tạo (nếu có); hồ sơ tuyển sinh, danh sách duyệt trúng tuyển, danh sách lớp; kết quả học tập, quyết định công nhận tốt nghiệp.

5. Các nhiệm vụ khác.

- Thực hiện công tác báo cáo thường kỳ, đột xuất các mặt hoạt động của khoa theo quy định của nhà trường;

- Cập nhật và quản lý thông tin tại trang thông tin của khoa trên Website của trường; quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị được nhà trường giao; phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các công tác phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và xây dựng, phát triển nhà trường.

 

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO VÀ HỖ TRỢ HỌC TẬP

 

I. Chức năng.

1. Thực hiện công tác dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực làm cơ sở cho các phòng chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng về chiến lược phát triển quy mô, loại hình, ngành nghề đào tạo;

          2. Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các loại hình bồi dưỡng kỹ năng, hướng nghiệp cho sinh viên; triển khai tư vấn và tìm kiếm việc làm trong quá trình đào tạo và sau khi tốt nghiệp.

3. Tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phát triển đào tạo nghề; quản lý, tổ chức thực hiện đào tạo nghề.

II. Nhiệm vụ.

1. Điều tra và dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của xã hội, để cung cấp số liệu phục vụ các phòng chức năng xây dựng kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn về quy mô ngành nghề, chỉ tiêu đào tạo các ngành, bậc, hình thức đào tạo; thực hiện công tác tuyên truyền tuyển sinh và quảng bá hình ảnh về nhà trường.

          2. Khảo sát, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực đối với các ngành, nghề mà nhà trường đào tạo, nắm bắt thông tin phản hồi của đơn vị sử dụng lao động về nội dung, chương trình, hình thức và chất lượng đào tạo, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của người học sau khi tốt nghiệp.

3. Thiết lập hệ thống thông tin về việc làm, thông tin hai chiều giữa nhà trường và  đơn vị sử dụng lao động; tư vấn, giới thiệu việc làm cho người học, giúp các đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động tuyển chọn được người làm phù hợp với yêu cầu công việc.

          4. Khảo sát, thống kê về việc làm của người học sau khi tốt nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu về việc làm của người học đã tốt nghiệp hàng năm; tham mưu cho Hiệu trưởng xúc tiến xây dựng các tổ chức cựu sinh viên.

5. Tổ chức các hoạt động tư vấn về phương pháp học tập, giao lưu với đơn vị sử dụng lao động, giúp người học bổ sung kiến thức thực tế và kỹ năng cần thiết để hoà nhập với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp; tổ chức cho người học tham gia hội chợ về việc làm.

6. Quản lý đào tạo nghề.

6.1.  Xây dựng kế hoạch, tổ chức công tác tuyển sinh đào tạo:

- Phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch, chương trình đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh; lập kế hoạch đào tạo toàn khóa, từng năm học; kế hoạch dạy học, thực hành, thực tập và thi học kỳ, tốt nghiệp cho các khóa đào tạo và tổ chức thực hiện kế hoạch;

- Thường trực Hội đồng tuyển sinh các hệ đào tạo nghề của nhà trường: Triển khai kế hoạch tuyển sinh (thông báo tuyển sinh, tuyên truyền tuyển sinh, tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký dự thi, ...); tham mưu thành lập Hội đồng tuyển sinh;

6.2. Quản lý đào tạo:

- Chuẩn bị các văn bản, các quy định về đào tạo nghề của trường;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, nền nếp dạy, học; tiếp nhận ý kiến phản hồi của giảng viên, sinh viên và đơn vị đào tạo nghề, áp dụng các biện pháp quản lý;

- Phối hợp với các khoa xây dựng thời khóa biểu, lịch ôn thi và thi hết học phần cho các lớp; thông báo khối lượng giảng dạy cho các khoa, bộ môn;

- Quản lý công tác thi học phần: xét điều kiện dự thi, lịch thi, chấm thi, làm điểm và thông báo kết quả thi;

- Tham mưu thành lập hội đồng thi, xét công nhận tốt nghiệp, thực hiện các thủ tục công nhận tốt nghiệp và phối hợp với phòng Đào tạo cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học;   

6.3. Quản lý sinh viên và các loại hồ sơ của hệ đào tạo nghề:

- Phối hợp với khoa, bộ môn tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện, xét kỷ luật sinh viên; thông báo, hướng dẫn kịp thời các quy định về chế độ, chính sách;

- Phối hợp với phòng Công tác HSSV để quản lý hồ sơ sinh viên;

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ đào tạo của từng lớp: kế hoạch đào tạo, hồ sơ tuyển sinh, danh sách duyệt trúng tuyển, danh sách lớp; kết quả học tập, quyết định công nhận tốt nghiệp.

7. Quản lý công tác bồi dưỡng nghề.

8. Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và phương tiện thiết bị được nhà trường giao; tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị thực hiện các công tác phát sinh trong quá trình xây dựng và phát triển trường./.

 

                                                                         HIỆU TRƯỞNG

 

 

                                                                    

 

 

                                                                       Nguyễn Mạnh An

 

Các tin mới hơn:

Video

Album

số lượt truy cập
40586824