Hong Duc university is the first placed for your future or there's a future since your name has been here!

BÁO CÁO Đánh giá kết quả hoạt động khoa học và công nghệ năm học 2009- 2010 Định hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp hoạt động khoa học và công nghệ năm học 2010- 2011

Cập nhật lúc: 10:52 AM ngày 11/01/2013

 BÁO CÁO

Đánh giá kết quả hoạt động khoa học và công nghệ năm học 2009- 2010

Định hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp hoạt động khoa học và công nghệ

năm học 2010- 2011

 

Phần 1: Đánh giá kết quả hoạt động khoa học và công nghệ năm học 2009-2010

 

          Năm học 2009- 2010, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) ở trường Đại học Hồng Đức đã đạt những kết quả quan trọng, nhiều đề tài dự án khoa học công nghệ các cấp được triển khai thực hiện, nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất, các hội thảo khoa học được tổ chức ở phạm vi bộ môn, khoa và nhà trường đã từng bước đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và góp phần vào việc phát triển các mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương.    

          Tuy nhiên, hoạt động KH&CN của nhà trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và đòi hỏi của xã hội; nhận thức của các đơn vị, các bộ môn và CBGV về vị trí và vai trò của KH&CN còn nhiều hạn chế; việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các văn bản của Nhà trường về KH&CN chưa đồng bộ, chưa có nhiều đề tài, dự án KHCN có hàm lượng KHCN cao, có khả năng ứng dụng và tính đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển kinh tế xã hội; công tác quản lý KHCN còn nhiều bất cập, năng lực KH&CN của nhà trường còn thấp.

          Đẩy mạnh hoạt động KH&CN trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của nhà trường là một nhiệm vụ quan trọng.

          1.1. Kết quả thực hiện hoạt động KH&CN

          1.1.1. Kết quả thực hiện các đề tài, dự án khoa học

- Năm học 2009- 2010 toàn trường thực hiện 101 đề tài NCKH các cấp, trong đó 1 đề tài cấp nhà nước(Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Tự nhiên- thuộc Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia), 21 đề tài cấp Bộ (trong đó 20 đề tài do Bộ Giáo dục và đào tạo quản lý và 1 đề tài thuộc thuộc dự án khoa học công nghệ vay vốn ADB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), 5 đề tài (dự án) cấp tỉnh. Tổ chức thẩm định, phê duyệt và triển khai 65 đề tài cấp cơ sở, có 9 đề tài thuộc lĩnh vực KHTN và Công nghệ (13,9%); Nông- Lâm- Ngư nghiệp 9 đề tài (13,9%); Khoa học Xã hội và Nhân văn 13 đề tài (20,0%); Khoa học Quản lý 14 đề tài (21,5%) và 20 đề tài thuộc lĩnh vực Khoa học giáo dục (30,7%). Tổng kinh phí hỗ trợ từ các cấp quản lý đạt hơn 3,97 tỷ đồng.

- Nghiệm thu 4 đề tài cấp tỉnh đạt loại khá và xuất sắc; 14 đề tài cấp cơ sở (có 6 đề tài được Hội đồng xếp loại xuất sắc) nổi bật là đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn phương pháp dạy học môn giáo dục học phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ”; “Nghiên cứu số mũ Lyapunov nghiệm của phương trình vi phân đại số khi có nhiễu nhỏ”; “Nghiên cứu lựa chọn nội dung và địa điểm thực hành nghề nghiệp cho sinh viên ngành Địa lý- Quản lý tài nguyên môi trường ở trường Đại học Hồng Đức”…

- Kiểm tra định kỳ 75 đề tài nghiên cứu khoa học của CBGV; Phối hợp với sở Khoa học và Công nghệ, chủ nhiệm đề tài và các đơn vị kiểm tra các đề tài, dự án cấp tỉnh tại khoa Nông Lâm Ngư nghiệp, Khoa học Xã hội. Nhìn chung các đề tài khoa học được thực hiện theo đúng tiến độ. 

Các đề tài thực hiện trong năm học đã có những chuyển biến đáng kể về chất lượng, nhiều đề tài nghiên cứu có sự gắn bó hơn với thực tế sản xuất và đời sống. Một số đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng đã mời cán bộ khoa học ngoài trường tham gia hội đồng thẩm định đề cương và hội đồng nghiệm thu. Nội dung  chủ yếu của cỏc nhiệm vụ khoa học đó tập trung vào: 

- Nghiên cứu góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và phỏt triển nhà trường.

+ Tỡm kiếm cỏc giải phỏp nõng cao chất lượng đào tạo và xây dựng luận cứ khoa học mở rộng quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo; đổi mới và nâng cao chất lượng quản lý các hoạt động đào tạo và KHCN; xây dựng chương trỡnh đào tạo bậc đại học và chương trỡnh liờn thụng giữa trung học- cao đẳng; cao đẳng- đại học tại trường ĐHHĐ.

+ Đổi mới nội dung chương trỡnh, phương pháp dạy học, sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại vào bài giảng, xây dựng bài giảng điện tử; xây dựng các căn cứ và lộ trỡnh thực hiện việc đào tạo theo hệ thống học chế tín chỉ cũng đó được thực hiện, như: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giỏ kết quả học tập của sinh viờn; đổi mới phương pháp dạy học các môn khoa học Mác Lênin ở trường ĐHHĐ, nghiên cứu lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ”.

+ Nghiờn cứu cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ việc đánh giá chất lượng đào tạo và xây dựng hệ thống các cơ sở thực hành, thực tập và rèn nghề cho học sinh, sinh viên; đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên được đào tạo tại trường Đại học Hồng Đức hiện đang công tác trong tỉnh Thanh Hoá; nghiên cứu xác định các điểm và tuyến thực hành thực tập trên địa bàn Thanh Hoá…

Nhỡn chung, kết quả nghiờn cứu của cỏc đề tài đó được ứng dụng trực tiếp vào quá trỡnh giảng dạy và cụng tỏc quản lớ đào tạo của nhà trường, trong đó có một số đề tài đó xõy dựng được những cơ sở, luận cứ, luận chứng khoa học định hướng kế hoạch chiến lược phát triển trường ĐHHĐ.

- Nghiờn cứu gắn kết với việc phỏt triển cỏc mục tiờu kinh tế xó hội của địa phương.

Gắn lí luận với thực tiễn, nghiên cứu với ứng dụng là nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu khoa học. Quán triệt nguyên tắc đó, hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế- xó hội của địa phương là một trong những chương trỡnh nghiờn cứu trọng điểm được đặc biệt quan tâm. Trong năm học 2009- 2010, nhiều đề tài NCKH của CBGV đó tập trung nghiờn cứu:

+ Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc tuyển chọn các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp ở địa phương: Nghiờn cứu phục trỏng giống nếp cỏi hạt cau ở huyện Thạch Thanh Húa, tiến tới khảo nghiệm DUS làm cơ sở đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống mới mang thương hiệu trường Đại học Hồng Đức; Nghiờn cứu ứng dụng cụng nghệ sản xuất hoa Phong lan của Thỏi Lan tại Thanh Hoỏ; Tuyển chọn một số giống lúa thuần năng suất chất lượng cao từ trường Đại học Hải Dương Trung Quốc phù hợp với điều kiện Thanh Hoá; Nghiên cứu xây dựng và phát triển mô hình trang trại sinh thái nông nghiệp tổng hợp và an toàn sinh học lúa cá vịt ở vùng sản xuất lúa bấp bênh, thường xuyên ngập úng của tỉnh Thanh Hoá...

+ Nghiờn cứu hỡnh thành cơ sở và luận cứ khoa học cho tỉnh trong xác định các chính sách phát triển kinh tế xó hội, nõng cao đời sống văn hóa tinh thần và xó hội cho nhân dân như đề tài: “Nghiên cứu, biên soạn tổng tập di sản văn hoá truyền thống phi vật thể của người Thái Thanh Hoá dưới dạng song ngữ Thái- Việt”; “Nghiờn cứu tiếng địa phương Thanh Húa”…

          1.1.2. Kết quả thực hiện chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống

Cùng với việc thực hiện các đề tài, dự án khoa học, hoạt động chuyển giao kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất bước đầu được chú trọng. Đó là triển khai chuyển giao 3 tiến bộ kỹ  thuật và đã được các ngành và cộng đồng chấp nhận và triển khai rộng và sản xuất như “Xây dựng mô hình sản xuất bí xanh vụ đông tại Như Thanh”; Xây dựng mô hình thử nghiệm rau trái vụ tại thị xã  Sầm Sơn”; Bảo tồn quỹ gen lợn ỉ tại Thanh Hóa” và thực hiện hướng dẫn các chuyên đề kỹ thuật nông nghiệp cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở  các tỉnh Bắc Trung bộ. Tổng kinh phí hỗ trợ từ các cấp quản lý cho thực hiện chuyển giao kỹ thuật năm học 2009- 2010 là 388 triệu đồng. 

1.1.3. Công tác NCKH của sinh viên

- Năm học 2009-2010, công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và quy trình quản lí công tác NCKH của SV có nhiều đổi mới. Nhà trường đã thực hiện phân cấp quản lí đề tài NCKH của SV thành ba cấp: Đề tài dự thi cấp Bộ; dự thi cấp trường và cấp khoa; đầu tư có trọng điểm cho các đề tài dự thi cấp cao; các khoa đã chú trọng chọn cử cán bộ hướng dẫn có năng lực cho các đề tài dự thi cấp trường và cấp Bộ.  

- Có 4 đề tài dự thi cấp Bộ đạt giải “Sinh viên nghiên cứu khoa học”: 1 giải nhì; 1 giải ba và 2 giải khuyến khích; 1 đề tài khoa học của sinh viên thuộc lĩnh vực ứng dụng đã đạt giải thưởng sáng tạo kỹ thuật VIFOTEC.

- Đã thẩm định và phê duyệt 138 đề tài NCKH của sinh viên với 397 sinh viên tham gia, tăng 49 đề tài so với năm học 2008- 2009, trong đó có 112 đề tài cấp khoa, 25 đề tài dự thi cấp trường và cấp Bộ. Tổ chức đánh giá và lựa chọn 68 công trình đạt giải cấp khoa và 25 công trình đạt giải cấp trường, trong đó có 3 công trình tham gia dự thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học” cấp Bộ do Bộ GD&ĐT tổ chức vào tháng 9 năm 2010.

1.1.4. Hội nghị, hội thảo khoa học

Nội dung hội nghị, hội thảo khoa học được cải tiến và hướng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo các ngành học và có nhiều đóng góp thiết thực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Năm 2009- 2010, toàn trường đã thực hiện 11 Hội thảo Quốc tế và cấp trường; 48 hội thảo khoa học cấp khoa và 106 hội thảo cấp bộ môn (đạt 89,7% so với kế hoạch). Đây là năm toàn trường thực hiện đồng bộ nhiều hội thảo khoa học. Trong đó nổi bật là nhà trường đã phối hợp với tổ chức Fulbright Việt Nam tổ chức Hội thảo “Quản trị trong các trường đại học địa phương ở Việt Nam”; phối hợp với các nhà khoa học tổ chức các hội thảo “Nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông trên địa bàn Thanh Hóa giai đoạn 2010- 2015 và 2020”; “Những hướng mới trong giải tích và ứng dụng”; Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội các ngành khoa học xã hội và nhân văn ở trường ĐHHĐ; biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm môn giáo dục học theo học chế tín chỉ…

Các hội thảo khoa học đã mở rộng tầm nhìn và cung cấp cho đông đảo CBGV những kiến thức quan trọng trong hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo đại học, phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội; chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ. Nhiều cán bộ giảng viên của trường còn tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và Quốc tế.

1.1.5. Công tác Thông tin và xuất bản Tạp chí Khoa học

Đã xuất bản 4 số Tạp chí Khoa học với 72 bài từ các kết quả nghiên cứu có chất lượng và đã được các nhà khoa học ngoài trường phản biện đánh giá tốt. Các số chuyên ngành gồm: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ; Khoa học Xã hội & Nhân văn; Khoa học Giáo dục và Quản lý. Mời một số nhà khoa học có học vị tiến sĩ; chức danh giáo sư, phó giáo sư trong và ngoài tỉnh tham gia Hội đồng và các ban biên tập. Hiện tại đang chuẩn bị các điều kiện đề nghị Hội đồng chức danh giáo sư liên ngành và Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước công nhận và tính điểm công trình cho các bài báo của CBGV nhà trường.

Cán bộ giảng viên trong trường công bố 95 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, trong đó có 6 bài đăng trên Tạp chí Quốc tế.

1.1.6. Quản lý sáng kiến kinh nghiệm

Tham mưu trình Hiệu trưởng quyết định phê duyệt 13 sáng kiến kinh nghiệm trong cán bộ công chức, tiến hành nghiệm thu đánh giá xếp loại 11 SKKN, trong đó xếp loại A: 5 và loại B: 6. Phối hợp với Công đoàn trường triển khai áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm trong toàn trường.    

1.2. Những tồn tại trong hoạt động KH&CN năm học 2009- 2010 và nguyên nhân

1.2.1. Những tồn tại trong hoạt động KH&CN

- Tỷ lệ CBGV chủ trì và tham gia các đề tài NCKH chưa cao, số lượng đề tài các cấp đạt 82%, hội nghị, hội thảo khoa học các cấp đạt 89,7% so với kế hoạch; số bài báo được đăng ở tạp chí chuyên ngành trong nước và Quốc tế còn ít so với số CBGV của nhà trường.

- Số CBGV đủ định mức giờ khoa học theo quy định chế độ làm việc đối với giảng viên trường Đại học Hồng Đức còn quá thấp, trung bình toàn trường có 36% CBGV đủ định mức; cá biệt còn 10% số CBGV không có giờ khoa học. 

- Đề xuất các nhiệm vụ KHCN của CBGV còn hạn chế; chưa chủ động tìm kiếm các đề tài NCKH ứng dụng vào sản xuất và đời sống từ các ngành, địa phương trong tỉnh. Chưa hình thành được các nhóm nghiên cứu để thực hiện các nhiệm vụ khoa học có quy mô lớn; lực lượng nghiên cứu của nhiều chuyên ngành còn mỏng, tính hợp tác chưa cao.

- Các đề tài nghiên cứu ứng dụng và hoạt động chuyển giao công nghệ chưa được chú trọng đúng mức. Tiềm lực KH&CN của các trung tâm NCKH trong trường không được tăng cường cả về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ.

Nhiều bộ môn và khoa chưa quan tâm đúng mức đến việc thẩm định các nhiệm vụ KHCN mà CBGV đề xuất, chất lượng thấp không được Hội đồng tư vấn và Hiệu trưởng phê duyệt.         

- Chất lượng NCKH của sinh viên chưa cao, số công trình đạt giải sinh viên NCKH cấp Bộ chưa nhiều so với một số trường đại học có cùng quy mô; chưa động viên được CBGV có năng lực tham gia hướng dẫn sinh viên NCKH.

- Nguồn kinh phí đầu tư cho các hoạt động KHCN, tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và NCKH của nhà trường còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KHCN của nhà trường.

1.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại

- Nhận thức và quán triệt về nhiệm vụ KHCN của một bộ phận không nhỏ CBGV trong nhà trường chưa đầy đủ. Trong năm học 2009- 2010 nhiều  CBGV tập trung vào công tác đào tạo, ít quan tâm đến hoạt động KH&CN.

- Nhiệm vụ hoạt động KH&CN của CBGV chưa cụ thể; năng lực quản lý điều hành hoạt động KH&CN của nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập giáo dục đại học trong khu vực và thế giới. Năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ CBGV còn thấp, thiếu cán bộ đầu ngành.

- Công tác kiểm tra hoạt động KH&CN chưa được chú trọng và thường xuyên như công tác đào tạo; nhiều CBGV không thực hiện nhiện vụ KHCN, đề tài NCKH chậm nghiệm thu nhưng chưa có biện pháp xử lý.

- Chính sách khuyến khích sinh viên NCKH chưa đủ mạnh để thu hút lực lượng tham gia, các đơn vị chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động này.

- Tiêu chí đánh giá hoạt động KH&CN trong nhà trường chưa cụ thể và còn biểu hiện nể nang trong việc thẩm định đề cương và đánh giá nghiệm thu các đề tài và dự án khoa học. 

 

Phần 2: Định hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp hoạt động KH&CN     năm học 2010- 2011

          2.1. Định hướng hoạt động KH&CN năm học 2010- 2011

2.1.1. Định hướng chung

Hoạt động KH&CN trường Đại học Hồng Đức năm học 2010- 2011 tập trung hướng vào xây dựng nhà trường trở thành Trung tâm Nghiên cứu Khoa học với những chương trình, đề tài, dự án, hội thảo có khả năng tập hợp lực lượng cán bộ khoa học để giải quyết yêu cầu phát triển nhà trường và phục vụ phát triển các mục tiêu kinh tế- xã hội tỉnh Thanh Hoá và các tỉnh lân cận.

Đẩy mạnh nghiên cứu triển khai ứng dụng và chuyển giao công nghệ đến các cơ sở sản xuất. Tăng cường hợp tác với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn; phát triển các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, dịch vụ kỹ thuật và đóng góp có hiệu quả vào cộng đồng và tạo được nguồn thu từ hoạt động khoa học và công nghệ.

Bồi dưỡng năng lực để CBGV có đủ điều kiện chủ trì các nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp tỉnh; có nhiều công trình khoa học được công bố trên Tạp chí chuyên ngành trong nước và Quốc tế; tạo sự chuyển biến về số lượng đề tài với hàm lượng khoa học cao; thu hút các nguồn lực xã hội cho công tác nghiên cứu khoa học.

2.1.2. Những định hướng cụ thể hoạt động KH&CN năm học 2010- 2011

- Khai thác tiềm lực đội ngũ cán bộ khoa học của nhà trường tập trung nghiên cứu các vấn đề về: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ; khoa học Nông- Lâm- Thủy sản và Môi trường; Kinh tế và Du lịch; khoa học Xã hội và Nhân văn; khoa học Giáo dục và khoa học Quản lý. Hướng công tác nghiên cứu khoa học vào việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học theo tinh thần chỉ thị 296/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ và lộ trình chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ tại trường Đại học Hồng Đức. 

- Xây dựng một số hướng trọng điểm về KHCN nhằm giải quyết những vấn đề thiết thực, cấp bách của trường Đại học Hồng Đức và của địa phương. Xây dựng mô hình kết hợp NCKH với thực tế sản xuất kinh doanh phù hợp với thực tế. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động KHCN hàng năm của từng đơn vị phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và theo hướng tập trung để tạo ra những sản phẩm có địa chỉ ứng dụng. Nâng dần tỷ trọng các đề  tài ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh trên địa bàn.

- Xây dựng quy định cụ thể về lĩnh vực khoa học công nghệ để đạt các mục tiêu: Đào tạo đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực quản lý trong lĩnh vực NCKH.

- Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý KHCN theo hướng nâng cao chất lượng đề tài NCKH, xã hội hóa các sản phẩm KHCN nhằm phục vụ có hiệu quả hơn cho công tác đào tạo đại học, đặc biệt là đào tạo sau đại học, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thanh Hoá.

- Tăng cường chất lượng các hội thảo khoa học, khuyến khích các đơn vị tổ chức các hội thảo có quy mô lớn (Hội thảo quốc tế, hội thảo cấp liên trường, hội thảo cấp trường).

          2.2. Chỉ tiêu hoạt động KH&CN năm học 2010- 2011

          - Đề tài Nghiên cứu Khoa học trong CBGV: Tổ chức đánh giá nghiệm thu 7 đề tài KHCN cấp Bộ, 4 đề tài cấp tỉnh; triển khai thực hiện theo kế hoạch 1 đề tài khoa học cấp Nhà nước, 14 đề tài cấp Bộ. Đồng thời hoàn chỉnh thủ tục đề nghị Bộ phê duyệt 10 đề tài và Tỉnh phê duyệt 5 đề tài trong năm 2011 dưới hình thức tuyển chọn và giao nhiệm vụ; thực hiện đề xuất, tư vấn xác định nhiệm vụ, thẩm định thuyết minh và trình Hiệu trưởng phê duyệt 70- 80đề tài cấp cơ sở.

- Nghiên cứu Khoa học trong sinh viên: Triển khai thực hiện 220 đề tài NCKH của SV trong đó 35 đề tài đạt giải cấp trường và 5 đề tài sinh viên NCKH đạt giải “Sinh viên nghiên cứu khoa học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và 5 đề tài sinh viên đạt giải sinh viên NCKH khối sư phạm và nông lâm ngư nghiệp.  

-  Ứng dụng chuyển giao công nghệ: Đẩy mạnh xây dựng mô hình và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất từ các kết quả nghiên cứu. Tham gia tư vấn và triển khai ứng dụng các đề tài khoa học công nghệ đã được công nhận; chuyển giao 8 tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Phấn đấu có nguồn thu từ hoạt động KHCN năm học 2001- 2011 là 500 triệu đồng.

- Hội nghị, hội thảo khoa họcTổ chức 4 hội thảo quốc tế; 20 hội thảo cấp trường; 30 hội thảo cấp khoa và 120 hội thảo cấp bộ môn theo kế hoạch năm học.

- Dự án khoa học: Đề xuất và hoàn thành xây dựng 3 dự án về: Tăng cường tiềm lực cho công nghệ thông tin; đầu tư phát triển tiềm lực khoa học công nghệ Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng KHCN; các hợp phần của dự án cạnh tranh nông nghiệp; dự án khoa học công nghệ từ nguồn vốn của Bộ Nông nghiệp và PTNT.  

 - Thông tin và xuất bản Tạp chí Khoa học: Xuất bản 4 số Tạp chí Khoa học theo các chuyên đề: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ; khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa học Giáo dục và Khoa học Quản lý. Mời các nhà khoa học có học vị tiến sĩ, chức danh giáo sư, phó giáo sư ngoài trường tham gia phản biện các bài báo khoa học của CBGV. Tăng cường chất lượng Tạp chí khoa học, làm các thủ tục đề nghị Hội đồng Giáo sư liên ngành và Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận và tính điểm công trình 2 số tạp chí chuyên đề: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ và Khoa học Xã hội Nhân văn. Viết và công bố 70 công trình khoa học đăng trên Tạp chí trong và ngoài nước, trong đó có 8 công trình đăng trên tạp chí khoa học Quốc tế.

- Đề xuất và viết 30 sáng kiến kinh nghiệm; 15 ý tưởng sáng tạo trong đó có 5 ý tưởng dưới dạng ươm tạo công nghệ và đây là cơ sở cho việc tạo lập các sản phẩm khoa học mang thương hiệu trường Đại học Hồng Đức.

2.3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu hoạt động KH&CN năm học 2010- 2011

2.3.1. Tăng cường công tác quản lý và thực hiện cỏc nhiệm vụ KH&CN

- Tư vấn, lựa chọn một số đề tài lớn, có chất lượng theo hướng chuyên ngành và liên ngành đáp ứng nhu cầu phỏt triển nhà trường, tập hợp được nhiều cán bộ khoa học trong và ngoài trường tham gia thực hiện dưới hỡnh thức tuyển chọn. Đây là một trong hướng đổi mới căn bản phương thức và nội dung công tác quản lý khoa học trong trường Đại học Hồng Đức phự hợp với thực tế hiện nay. Dự kiến sẽ cú khoảng 10 đề tài lớn tập trung giải quyết mục tiêu trọng tõm nâng cao chất lượng giáo dục đại học và đổi mới phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ, theo lộ trỡnh đó được Hiệu trưởng phê duyệt.

Tạo ra phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên sâu rộng ở tất cả các khoa đào tạo. Quản lý tốt hơn khâu tuyển chọn các đề tài nghiên cứu khoa học ở cấp khoa. Thực hiện đúng quy trình đăng ký và phê duyệt đề tài NCKH sinh viên. Hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên phải được gắn với hoạt động đào tạo trong thực tập cuối khoá hoặc khoá luận tốt nghiệp. Phấn đấu để có nhiều công trình sinh viên NCKH đạt giải cấp Bộ và tham d Hội nghị tuổi trẻ sáng tạo theo định kỳ của các khối ngành.

Mở rộng quy mô các hội nghị, hội thảo khoa học; các chủ đề hội thảo tập trung vào việc giải quyết các vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nhà trường, phát triển đơn vị và bộ môn. Khuyến khích các đơn vị đăng ký tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học theo hướng liên ngành, liên trường và các hội nghị, hội thảo khoa học quy mô quốc gia, khu vực và Quốc tế.

- Tăng cường hoạt động trao đổi thông tin khoa học với các trường đại học, bám sát các nhu cầu của tỉnh và các ngành trong việc đào tạo nguồn nhân lực và các chương trỡnh KHCN trọng điểm trong tiến trỡnh phỏt triển KTXH của địa phương.

2.3.2. Đổi mới quản lý các hoạt động KHCN

- Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KHCN. Xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch 5 năm (2011- 2015), xác định mục tiờu và nguồn lực; tỉ lệ các nghiên cứu giữa các ngành trong trường một cách hợp lý. Tăng cường sự gắn kết giữa hoạt động đào tạo và hoạt động nghiờn cứu khoa học và coi đây là một cấu thành của quy trỡnh đào tạo trong nhà trường.

- Hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý KH&CN theo hướng nâng cao chất lượng đề tài NCKH các cấp, xó hội húa cỏc sản phẩm KHCN nhằm phục vụ có hiệu quả hơn cho công tác đào tạo của nhà trường, gắn kết nghiờn cứu khoa học với đào tạo thạc sỹ và phục vụ cho chiến lược phát triển KTXH của địa phương.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định về tổ chức và quản lý các hoạt động KHCN. Xây dựng và ban hành quy định về chế độ sử dụng cán bộ KHCN, tiêu chí đánh giá cán bộ theo hướng coi hoạt động KHCN là một trong hai nhiệm vụ chính của CBGV trong trường đại học.

- Xây dựng quy định về trách nhiệm cá nhân chủ trỡ đề tài và cộng tác viên, có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những đề tài, dự án khoa học nghiệm thu đạt loại xuất sắc; CBGV có nhiều thành tích trong hoạt động KHCN, khuyến khích các đề tài hợp tác liên kết và có khả năng ứng dụng cao trong sản xuất và đời sống.

- Xây dựng ngân hàng đề tài KHCN, khuyến khích CBGV, các nhà khoa học, các nhóm nghiên cứu thường xuyên đề xuất các nhiệm vụ KHCN, các dự án sản xuất thử nghiệm và chuyển giao công nghệ; dự án tăng cường tiềm lực KHCN…

- Khai thác có hiệu quả hoạt động của Trung tâm Thông tin Thư viện trong việc quản lý và trao đổi thông tin khoa học. Nhanh chóng triển khai và đưa công nghệ thông tin trở thành công cụ chủ yếu điều hành công tác quản lý, đào tạo và NCKH trong trường Đại học Hồng Đức.

2.3.3. Phối hợp nghiờn cứu khoa học với các trường đại học trong trong nước và quốc tế

Mở rộng việc phối hợp nghiên cứu khoa học với các trường đại học trong nước và quốc tế, trong đó có các trường đại học trực thuộc địa phương, đây là một hướng đi mới của nhà trường. Đề xuất thành lập mạng lưới hợp tác nghiên cứu và đào tạo của các trường đại học trực thuộc địa phương. Việc kết hợp thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sẽ làm tăng chất lượng của các công trỡnh. Những nột đặc thù của các địa phương sẽ là cơ sở cho các kết quả nghiên cứu gắn liền với thực tiễn phỏt triển kinh tế xó hội. Hỡnh thành cỏc đề tài, dự án khoa học từ nhiều trường (trong nước và quốc tế) để giải quyết các phần công việc có tính chất chiến lược đó được xác định trong kế hoạch.   

2.3.4. Gắn NCKH với thị trường KHCN

- Gắn các hoạt động KHCN, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ với các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hoá. Tạo môi trường thuận lợi để các đơn vị xây dựng kế hoạch chương trình nghiên cứu và ứng dụng các kết quả theo đơn đặt hàng với các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp.

- Tích cực và chủ động giới thiệu các thành tựu nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Trường trên Tạp chí, website và các phương tiện thông tin khác. Đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin khoa học với các trường đại học và các viện nghiên cứu trong nước, các cơ quan khoa học trong tỉnh, bám sát nhu cầu của địa phương trong việc triển khai các nhiệm vụ KHCN.

- Đẩy mạnh và tăng tỷ lệ các nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và áp dụng tiến bộ phục vụ sản xuất và đời sống, đặc biệt là nông nghiệp, nông thôn, vùng xa và vùng khó khăn của tỉnh Thanh Hoá.

2.3.5. Tăng cường cơ sở vật chất và tài chính cho NCKH

- Xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng cú hiệu quả nguồn kinh phớ được cấp, nguồn kinh phí từ hoạt động chuyển giao công nghệ và quỹ thời gian dành cho hoạt động KH&CN hằng năm của CBGV trong trường.

- Có biện pháp thích hợp hỗ trợ về tài chính và cơ sở vật chất cho công tác NCKH. Khuyến khích các đề tài, dự án khoa học thuộc lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng; vay vốn sản xuất thử và có địa chỉ áp dụng.

Đánh giá đúng mức tình hình và thực hiện tốt những chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nêu trên, chắc chắn hoạt động KH&CN trong trường Đại học Hồng Đức năm học 2010-2011 sẽ có những bước phát triển mới, đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và góp phần phát triển các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hoá và đất nước./.

Nơi nhận:

- Ban Giám hiệu;

- Các đơn vị trong trường;

- Lưu: VT, QLKH.

Các tin mới hơn:

Video

Album

số lượt truy cập
40589698