Hong Duc university is the first placed for your future or there's a future since your name has been here!

BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2008-2009 PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009-2010

Cập nhật lúc: 10:54 AM ngày 11/01/2013

 BÁO CÁO

TỔNG KẾT CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2008-2009

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009-2010

 

Phần 1

TỔNG KẾT CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

NĂM HỌC 2008-2009

 

I. Những kết quả đạt được

1. Số lượng đề tài và sinh viên tham gia NCKH

Năm học 2008-2009, toàn trường có 89 đề tài NCKH của sinh viên (SV) được thực hiện thu hút 246 SV tham gia, tăng 1 đề tài so với năm học 2007-2008 (88 đề tài - 227 SV tham gia). Trong số 89 đề tài được thực hiện có 79 đề tài cấp khoa, bộ môn; 9 đề tài dự thi cấp trường và 1 đề tài dự thi cấp Bộ.

Sau đây là bảng thống kê số lượng đề tài NCKH và số lượng SV tham gia NCKH năm học 2008-2009 của các đơn vị:

 

TT

Đơn vị

Số lượng ĐT dự thi

các cấp/ kế hoạch

Số ĐT đã thực hiện /kế hoạch

Số SV tham gia /tổng số SVCQ

Bộ

Trường

Khoa, BM

1

Khoa KH Xã hội

1/1

3/3

18/18

22 /22

60

2

Khoa KH Tự nhiên

0/1

2/3

11/21

13 /25

59

3

Khoa Ngoại ngữ

0

0/1

  3/4

3 /5

11

4

Khoa SP Tiểu học

 1/1(*)

3/3

12/12

15 /16

22

5

KhoaSP Mầm non

0

1/1

  6/6

7 /7

22

6

Khoa KT-QTKD

0/1

0/3

  3/12

3 /16

  3

7

Khoa NLNN

0/1

0/3

10/15

10 /19

30

8

Khoa CNTT&TT và KTCN

0/1

0/3

  9/15

9 /19

26

9

Bộ môn TLGD

0

0/1

  7/7

7 /8

20

10

Khoa GDTC

0

0

  0

0

 0

Tổng cộng

1

9

79

89 /137

246/7630

 

(*) Đề tài dự thi cấp Bộ không thực hiện.

So với 137 đề tài các cấp đã được phê duyệt theo kế hoạch từ đầu năm học, số đề tài NCKH SV được thực hiện là 89 đề tài, chiếm 65%. Các khoa đã hoàn thành kế hoạch gồm: KHXH, SPMN; các khoa có số lượng đề tài được thực hiện thấp so với kế hoạch gồm: KHTN, NLNN, KT-QTKD, CNTT&TT và KTCN; khoa GDTC không có đề tài nào.

2. Về công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và quy trình quản lí công tác NCKH của SV

* Về phân cấp quản lí

Năm học 2008-2009, công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và quy trình quản lí công tác NCKH của SV có nhiều đổi mới. Để nâng cao tính tự chủ của các đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng các công trình NCKH của SV, phòng QLKH&HTQT đã tham mưu Nhà trường thực hiện phân cấp quản lí đề tài NCKH của SV thành hai cấp: cấp trường và cấp khoa; đầu tư có trọng điểm cho các đề tài dự thi cấp cao. Thực hiện chủ trương đó, các khoa đã chú trọng chọn cử cán bộ hướng dẫn có uy tín cho các đề tài dự thi cấp trường và cấp Bộ.

* Về kinh phí

Trong năm học này, phòng chuyên môn đã tham mưu Nhà trường tăng mức đầu tư kinh phí cho các đề tài NCKH SV. Cụ thể, kinh phí cho 1 đề tài cấp khoa là 350.000đ/đề tài, đề tài dự thi cấp trường là 700.000đ/đề tài, đề tài dự thi cấp Bộ là 1.500.000đ/đề tài. So với năm học trước (trung bình 350.000đ/đề tài), mức kinh phí mà Nhà trường đầu tư cho đề tài NCKH SV năm nay cao hơn nhiều.  

* Về công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện

Ngay từ đầu năm học, Nhà trường đã chỉ đạo thống nhất, đồng bộ các đơn vị trong việc triển khai công tác NCKH của SV. Phòng QLKH đã có các văn bản hướng dẫn quy trình triển khai đến các đơn vị.

Các đơn vị tự tổ chức cho SV đăng kí đề tài các cấp (như quy trình đăng kí đề tài của CBGV) thay vì chỉ đăng kí cấp khoa rồi tuyển chọn các đề tài xuất sắc dự thi cấp trường sau khi nghiệm thu như mọi năm. Trên cơ sở đó, cấp khoa đã thành lập Hội đồng thẩm định, tuyển chọn, đăng kí số lượng và danh mục các đề tài NCKH dự thi cấp trường, cấp Bộ.

Đối với các đề tài dự thi cấp trường và cấp Bộ, phòng QLKH&HTQT đã thực hiện đầy đủ, chặt chẽ quy trình quản lí: Tham mưu thành lập Hội đồng thẩm định thuyết minh đề tài, góp ý giúp sinh viên chỉnh sửa đề cương, chọn hướng nghiên cứu. Trong suốt quá trình thực hiện, phòng QLKH&HTQT luôn theo dõi, đôn đốc, tạo mọi điều kiện cần thiết, có các văn bản hướng dẫn cụ thể để các đơn vị căn cứ triển khai thực hiện.

Nhìn chung, so với các năm trước, quy trình quản lí công tác NCKH của SV đã tạo ra nhiều chuyển biến đáng kể: Các khoa đã quan tâm nhiều hơn đến việc lựa chọn CBGV hướng dẫn; các đề tài được thông qua hội đồng khoa học khoa, bộ môn thẩm định góp ý một cách chặt chẽ, nghiêm túc. Đây là một sự đầu tư chuyên môn, sự đổi mới đáng kể nhằm nâng cao chất lượng các công trình NCKH của SV. Một số khoa do thực hiện đúng quy trình quản lí; quan tâm chỉ đạo sát hoạt động NCKH của SV; thường xuyên tuyên truyền, khích lệ nên nhiều SV có ý thức tốt về nghiên cứu khoa học, thực sự say mê trong nghiên cứu, số lượng đề tài và số lượng sinh viên tham gia tăng, điển hình là các khoa KHXH, SPTH.

* Về tổ chức nghiệm thu và Hội nghị tổng kết

Năm học 2008-2009, tất cả các khoa, bộ môn trực thuộc đã thành lập Hội đồng và tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học SV.

Căn cứ thông báo số 52/TB-ĐHHĐ ngày 4/5/2009 về việc tổng kết công tác NCKH SV năm học 2008-2009, theo giấy mời dự hội nghị mà phòng QLKH&HTQT nhận được, có 3 đơn vị đã tổ chức Hội nghị khoa học tuổi trẻ sáng tạo cấp đơn vị gồm: CNTT&TT, KHXH, KHTN. Các hội nghị nhìn chung được tổ chức nghiêm túc, có chất lượng chuyên môn, tạo thành những buổi sinh hoạt học thuật bổ ích cho cả thầy và trò; là dịp đề cao thành tích NCKH trong SV, tuyền truyền, cổ vũ mạnh mẽ lòng say mê NCKH của SV.

3. Kết quả nghiên cứu và kết quả đánh giá, xếp loại đề tài

Do thực hiện quy trình quản lí chặt chẽ hơn; có sự đầu tư về chuyên môn và kinh phí nhiều hơn nên theo đánh giá, nhận xét của các Hội đồng nghiệm thu cấp khoa và trường, chất lượng đề tài của một số đơn vị được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là khối ngành khoa học xã hội và nhân văn. Các đề tài thuộc khối ngành công nghệ thông tin, kinh tế - quản trị kinh doanh mang tính ứng dụng thực tiễn cao hơn. Kết quả nghiên cứu của một số đề tài SV khoa CNTT&TT đã tạo tiền đề quan trọng cho việc thiết lập mối quan hệ hợp tác phát triển ứng dụng công nghệ thông tin giữa Khoa với các cơ quan trong tỉnh.

Kết quả đánh giá xếp loại:

- Cấp khoa: 56 giải, trong đó có 12 giải nhất, 12 giải nhì, 15 giải ba và 17 giải khuyến khích.

- Cấp trường: 19 giải, trong đó có 3 giải nhất,  4 giải nhì, 6 giải ba và 6 giải khuyến khích.

- 4 đề tài được các Hội đồng đánh giá cao nhất sẽ được lựa chọn dự thi cấp Bộ.

4. Các hoạt động hội nghị, hội thảo, hội thi, sinh hoạt câu lạc bộ

- Xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác NCKH SV, ngay từ đầu năm học, một số đơn vị đã chỉ đạo và phát huy tốt vai trò của trợ lý khoa học, phối hợp chặt chẽ với Liên chi đoàn tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng phương pháp NCKH; tổ chức hội thảo, xêmina về phương pháp học tập cho sinh viên; cố vấn giúp sinh viên tổ chức các câu lạc bộ học thuật; động viên, giao nhiệm vụ cho đội ngũ giáo viên làm cố vấn giúp đỡ sinh viên trong các hoạt động học thuật. Tiêu biểu cho các hoạt động này là khoa khoa SP Tiểu học, khoa KHTN.

- Một số khoa- Liên chi đoàn khoa đã tổ chức được các hội thi chuyên môn, nghiệp vụ, rèn nghề cho SV như khoa CNTT&TT, KHXH, SPTH. Đoàn trường và các Liên chi đoàn đã tổ chức thành công cuộc thi Rung chuông vànglần thứ nhất.

- Một số khoa như KHTN, CNTT&TT, SP Tiểu học, KT-QTKD đã tổ chức được các cuộc thi Olimpic chuyên ngành Toán, Tin học, Toán Tiểu học; tổ chức được các cuộc giao lưu chuyên đề với Sở Công an và các doanh nghiệp trong tỉnh, tạo những sân chơi học thuật bổ ích, thu hút đông đảo SV tham gia.

- Tại kỳ thi Olympic Toán và Tin học toàn quốc, sinh viên trường đại học Hồng Đức đã giành được 6 giải, trong đó Đội tuyển Toán đạt 4 giải (2 giải nhì và 2 giải ba); Đội tuyển Tin học đạt 2 giải ba.

- Các hoạt động thông tin khoa học của SV cũng được duy trì ở một số đơn vị dưới hình thức báo bảng, cập nhật trên trang Web của đơn vị, thông qua đó giúp SV trao đổi thông tin phục vụ học tập và NCKH.

II. Những hạn chế, yếu kém

1. Mức độ hoàn thành kế hoạch NCKH SV của một số đơn vị quá thấp. Một số khoa không thực hiện đủ số đề tài NCKH SV đã được Nhà trường phê duyệt giao nhiệm vụ. Các khoa NLNN, CNTT&TT, KT-QTKD, Ngoại ngữ không làm các thủ tục đăng kí đề tài dự thi cấp trường và cấp Bộ cho SV kịp thời gian quy định, ảnh hưởng đến quyền lợi của SV (không được góp ý đề cương ở Hội đồng thẩm định cấp trường, mức kinh phí hỗ trợ thấp...).

2. Ngoại trừ các khoa CNTT&TT, KHXH, KHTN, các đơn vị  còn lại không tổ chức Hội nghị tổng kết khoa học SV cấp khoa. Bên cạnh đó, các Hội nghị được tổ chức có số lượng SV tham dự quá ít, chủ yếu là các tác giả đề tài. Hội nghị chưa trở thành một buổi sinh hoạt học thuật có ý nghĩa sâu sắc, bổ ích với phần đông SV trong khoa. Tất cả các đơn vị đều thực hiện kế hoạch tổng kết công tác NCKH SV chậm tiến độ, dẫn đến kéo dài thời gian hoàn thành kế hoạch tổng kết cấp trường.

3. So với nhiều năm trước đây, chất lượng các đề tài NCKH SV nhìn chung được nâng lên rõ rệt; tuy nhiên, khả năng ứng dụng của nhiều đề tài còn hạn chế, thiếu tính mới, tính sáng tạo; phong trào NCKH của SV chưa được phát triển đồng đều ở các đơn vị và sâu rộng trong toàn trường.

4. Các hoạt động phong trào Sáng tạo trẻ (Hội nghị hội thảo về phương pháp tự học và NCKH; sinh hoạt các CLB chuyên ngành, diễn đàn, giao lưu, thông tin khoa học…) còn nhiều hạn chế so với các năm học trước, thiếu đồng đều ở các đơn vị. Một số Hội thi truyền thống của Đoàn TN-Hội SV như Hội thi Ý tưởng sáng tạo trong kinh doanhkhông được tổ chức.

5. Nhiều sinh viên xem NCKH không phải là nhiệm vụ của mình nên thờ ơ, đứng ngoài cuộc; thậm chí, một số SV có đề tài đã được phê duyệt nhưng không thực hiện. 

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém:

- Công tác tuyên truyền, động viên, khích lệ SV nhận thức rõ ý nghĩa và lợi ích của việc tham gia NCKH chưa được coi trọng đúng mức, chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả ở một số đơn vị, đoàn thể.

- Một bộ phận sinh viên chưa nhận thức đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động NCKH; ngại khó, ngại khổ, thực dụng, thiếu niềm say mê tìm tòi trong hoạt động khoa học; trình độ vi tính và ngoại ngữ thấp, hạn chế khả năng tra cứu tài liệu trong nước, ngoài nước dẫn đến việc lựa chọn đề tài nghiên cứu thiếu tính mới, tính ứng dụng thấp.

- Một số đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác này dẫn đến việc chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, đôn đốc chưa chặt chẽ và thường xuyên; thực hiện không đầy đủ và đúng tiến độ theo quy trình quản lý, nên số lượng đề tài NCKH sinh viên không đảm bảo, chất lượng chưa cao.

- Sự phối hợp giữa chính quyền và Đoàn Thanh niên trong việc tổ chức các hoạt động khoa học của SV ở một số đơn vị khá lỏng lẻo nên kết quả hoạt động thấp, chưa thu hút được sự quan tâm của số đông SV.

- Ở một số khoa, số cán bộ trẻ đi học ngoại ngữ, sau đại học nhiều, ảnh hưởng phần nào đến việc tổ chức các phong trào sinh hoạt học thuật của SV.

Đánh giá chung: Tuy còn những hạn chế, tồn tại; tuy kết quả hoạt động NCKH chưa tương xứng với tiềm năng của SV nhà trường nhưng trong năm học qua, số lượng và chất lượng các đề tài NCKH của SV nhìn chung đã được nâng lên một bước. Hoạt động NCKH của SV đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và chất lượng đào tạo của Nhà trường. Cũng trong năm học vừa qua (tháng 10/2008), 4 nhóm SV trường ĐH Hồng Đức dự thi SV NCKH cấp Bộ, kết quả 3 SV đã đạt giải: 1 giải ba và 2 giải khuyến khích.

 

Phần 2

PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC NĂM HỌC 2009-2010

 

I. Phương hướng

Phát huy những kết quả đã đạt được, những kinh nghiệm đã được tích luỹ trong năm qua; khẩn trương khắc phục những thiếu sót, tồn tại; vận dụng và khai thác tốt tiềm năng NCKH của sinh viên nhằm tiếp tục nâng cao số lượng và chất lượng các công trình NCKH của SV, đẩy mạnh phong trào sáng tạo trẻ rộng khắp trong toàn trường, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

II. Một số giải pháp chủ yếu

1. Về công tác tuyên truyền vận động

 - Các đơn vị, các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần xác định rõ hơn vai trò trách nhiệm, vai trò cố vấn chuyên môn, học thuật giúp HSSV trong công tác NCKH; làm tốt hơn công tác tuyên truyền, động viên, khích lệ SV tích cực tham gia NCKH. Làm tốt công tác tuyên truyền vận động, làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng, nhận thức của số đông SV về công tác NCKH là điều kiện quan trọng để nâng cao số lượng cũng như chất lượng các công trình NCKH.

- Phòng QLKH&HTQT phối hợp với các đơn vị phổ biến, quán triệt sâu sắc các văn bản của Nhà trường về quản lý và hướng dẫn thực hiện quy chế NCKH của SV đến đối tượng HSSV mới vào trường và những lớp, khóa chưa có điều kiện tiếp thu đầy đủ.

- Các đơn vị và các tổ chức đoàn thể cần phối hợp chặt chẽ để tổ chức được nhiều hoạt động chuyên môn học thuật, sinh hoạt câu lạc bộ, hội thi, cuộc thi của SV một cách thường xuyên, phong phú về hình thức, phù hợp và phát triển đều khắp ở các đơn vị trong toàn trường; tạo nhiều sân chơi trí tuệ bổ ích cho SV.

2. Về công tác quản lý

2.1. Phòng QLKH&HTQT thực hiện tốt hơn công tác tham mưu cho nhà trường trong việc chỉ đạo hoạt động NCKHSV:

- Căn cứ nguồn kinh phí giành cho NCKH SV, thực hiện giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể cho từng đơn vị; lấy hoạt động NCKH làm một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá xếp loại thi đua của các đơn vị.

- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị xây dựng kế hoạch tổng thể hoạt động NCKH của sinh viên trình Ban Giám hiệu phê duyệt cùng với hoạt động NCKH của CBGV thống nhất trong kế hoạch chung của nhà trường.

- Có các văn bản hướng dẫn kịp thời, phù hợp về công tác NCKH SV để các đơn vị căn cứ triển khai thực hiện ; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản của Nhà trường về việc quản lý và hướng dẫn thực hiện quy chế NCKH của SV phù hợp hơn với tình hình thực tế, thực sự khuyến khích được HSSV tham gia; cải tiến quy trình và cách đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH của SV đảm bảo tính khách quan, khoa học.

- Thực hiện giám sát chặt chẽ quy trình quản lí và hoạt động tổng kết công tác NCKH SV ở cấp khoa, đơn vị.

2.2. Các khoa, bộ môn thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý; thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ các quy trình tổ chức thực hiện công tác NCKH SV từ việc xét chọn, thẩm định đến việc triển khai, đôn đốc thực hiện và nghiệm thu đánh giá đề tài NCKH của SV đúng tiến độ; có biện pháp xử lí và đề nghị Nhà trường xử lí đối với những SV không hoàn thành nhiệm vụ NCKH được giao; tổ chức Hội nghị nghiệm thu và Hội nghị tổng kết đúng kế hoạch và thời gian quy định.

2.3. Thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học; chú trọng hướng dẫn và đánh giá khách quan, nghiêm túc kết quả tự học, tự nghiên cứu của SV góp phần thúc đẩy hoạt động khoa học của SV.

3. Về định hướng và nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ bản: Đi sâu, khám phá kiến thức mới thuộc các ngành học tương ứng; gắn yêu cầu khám phá lý thuyết mới với việc vận dụng vào giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra;

- Nghiên cứu ứng dụng: Nghiên cứu nội dung, chương trình sách giáo khoa các bậc học phổ thông; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng trong các lĩnh vực tin học, nông lâm ngư nghiệp, KT-QTKD;

- Phát triển dạng đề tài của sinh viên làm nhánh cho các đề tài cuả giáo viên; nâng cao chất lượng các đề tài, phấn đấu có nhiều công trình đạt giải cấp Bộ.

4. Tranh thủ tốt hơn sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp, các ngành hữu quan nhằm hỗ trợ thêm nguồn kinh phí phục vụ nghiên cứu; đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho công tác NCKH của sinh viên, tăng cường và đa dạng hóa nguồn tài liệu, thông tin phục vụ sinh viên NCKH.

Các tin mới hơn:

Video

Album

số lượt truy cập
40589698