Hong Duc university is the first placed for your future or there's a future since your name has been here!

Báo cáo tổng kết KHCN&HTQT năm học 2006 - 2007, nhiệm vụ năm học 2007 - 2008

Cập nhật lúc: 11:01 AM ngày 11/01/2013

 BÁO CÁO

TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ NĂM HỌC 2006 - 2007 NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP                NĂM HỌC 2007 - 2008

 

PHẦN I

TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC NĂM HỌC 2006 - 2007

I. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Tổng quát tình hình thực hiện kế hoạch KHCN năm học 2006 - 2007

         

T.T

Khối lượng công việc

       

Kinh phí (1.000 đồng)

 

1

Tổng số đề tài, dự án KH

55

29

52.73

1.229.845

1.198.612

97.5

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

- Đề tài độc lập cấp nhà nước

1

1

100

40.000

40.000

100

 

- Đề tài cấp Bộ, tỉnh

7

7

100

1.180.000

1.180.000

100

 

- Đề tài cấp cơ sở

47

21

44,7

498.050

185.720

37,3

2

Đề tài NCKH Sinh viên

107

91

85,0

94.000

81.000

86,2

3

Hội nghị, Hội thảo KH

58

40

68,9

274.000

270.000

98,5

 

- Hội thảo cấp Quốc gia

1

1

100

120.000

150.000

125

 

- Hội thảo cấp Bộ

1

1

100

36.000

34.000

94,4

 

- Hội thảo liên trường

1

1

100

10.000

10.000

100

 

- Hội nghị, hội thảo cấp cơ sở

20

12

60

80.000

56.000

70

 

- Hội nghị, hội thảo cấp khoa

35

25

71,4

28.000

20.000

71,4

4

Xuất bản Đặc san Khoa học

2

1

50

40.000

20.000

50

5

Công bố công trình Nghiên cứu Khoa học của CBGV trên TC GD và TC NN&PTNT

2

2

100

60.000

60.000

100

2. Đánh giá những nhiệm vụ đã thực hiện trong năm học 2006 - 2007

2.1. Thực hiện các Đề tài nghiên cứu khoa học của CBGV

2.1.1. Thực hiện đề tài KH độc lập cấp Nhà nước và đề tài KH cấp tỉnh

- Năm học 2006-2007, Nhà trường thực hiện 1 đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước (Nghiên cứu công nghệ chế tạo và tính chất vật lý của một số hệ vật liệu từ manganite có kích thức micro và nanomét); 6 đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh trong đó 1 đề tài đã được nghiệm thu xếp loại khá. Nhiều nhiệm vụ KH&CN như: dự án “Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào các hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Hồng Đức”, đề tài  “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để đổi mới phương thức dạy học một số ngành khoa học ứng dụng bậc đại học tại trường đại học Hồng Đức” đã có những tác động mạnh mẽ vào việc phát triển nhà trường. Một số đề tài tuyển chọn: “Nghiên cứu di sản văn hoá truyền thống Thanh Hoá” đề tài “Vận dụng lý thuyết văn hoá vùng và phân vùng văn hoá nhằm quản lý, bảo tồn, phát huy sắc thái văn hoá tỉnh Thanh Hoá” và đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần và một số giống ngô năng suất chất lượng cao, có giá trị kinh tế phù hợp với điều kiện canh tác không chủ động tưới hoàn toàn cho các huyện miền núi Thanh Hoá”... có tác dụng góp phần tính cực trong việc phát triển các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hoá.

2.1.2. Thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở

- Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong năm học 2006- 2007

+ Tổng số đề tài đã phê duyệt theo kế hoạch: 47 đề tài.

+ Số đề tài đã thành lập Hội đồng thẩm định: 42 đề tài.

+ Số đề tài đã tổ chức thẩm định:                 31 đề tài.

          + Số đề tài đã thẩm định đạt yêu cầu:            27 đề tài.

          + Số đề tài được triển khai thực hiện             21 đề tài

Số đề tài triển khai thực hiện (21/47) đạt 44,7% so với tổng số đề tài đã được phê duyệt theo kế hoạch. 

- Trong năm học 2006- 2007 đã tiến hành nghiệm thu 16 đề tài (cấp tỉnh 2, cấp cơ sở 14), trong đó có 1 đề tài không đạt yêu cầu, 4 đề tài đạt yêu cầu, 7 đề tài đạt loại khá và 4 đề tài xếp loại xuất sắc. Nhiều đề tài đã phát huy hiệu quả và đã được ứng dụng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và các hoạt động của nhà trường.

Nhìn chung, các đề tài NCKH được thực hiện ở tất cả các lĩnh vực đào tạo, nội dung nghiên cứu phù hợp với những định hướng của của trường và của tỉnh. Trong đó đề tài Khoa học Giáo dục 46,2%, Khoa học Ứng dụng 33,3%, Khoa học Quản lý 8,3% và Khoa học Cơ bản 12,2%. Cùng với việc cải tiến quy trình quản lý, chất lượng các đề tài NCKH từng bước nâng lên. Nhiều đề tài được tập trung thành các nhóm nghiên cứu và giải quyết những vấn đề trọng điểm của công tác nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nhà trường, đồng thời còn là cơ sở để đề xuất các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh.

          2.2. Công tác NCKH của sinh viên

Nghiên cứu khoa học của sinh viên là một bộ phận của hoạt động KH&CN trong trường không thể tách rời hoạt động đào tạo. Nhà trường kết hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường tổ chức các hoạt động NCKH cho sinh viên từ năm thứ hai. Hoạt động NCKH của sinh viên được gắn kết với từng tổ Bộ môn thông qua các hoạt động ngoại khoá và các hoạt động chuyên môn khác. Năm học 2006- 2007 toàn trường có 91/107 nhóm sinh viên tham gia công tác Nghiên cứu Khoa học (đạt 85% so với kế hoạch được phê duyệt) trong đó khối Sư­ phạm 58 và khối Kinh tế Kỹ thuật 33 nhóm nghiên cứu khoa học. Thông qua kết quả đánh giá của các Hội đồng nghiệm thu đề tài Nghiên cứu Khoa học sinh viên, nhà trường đã lựa chọn được 17 đề tài đạt giải cấp trường và 4 đề tài tham gia dự thi SVNCKH do Bộ GD&ĐT tổ chức (2 đề tài tham gia dự thi của Khoa KTCN; 2 đề tài đề nghị đạt giải khuyến khích của Khoa KHTN và Khoa NLN nghiệp).

2.3. Hội nghị và Hội thảo khoa học

          Đã thực hiện 40/58 hội nghị, hội thảo khoa học trong phạm vi toàn trường (cấp Khoa, cấp Trường, cấp Liên trường, cấp Bộ và cấp Quốc gia) (đạt 68,9% so với kế hoạch được phê duyệt). Trong đó có 1 hội thảo khoa học cấp Quốc gia và 1 Hội thảo cấp Bộ; 12/20 Hội thảo cấp trường. Nhìn chung hoạt động Hội thảo Khoahọc đã tạo ra không khí sinh hoạt học thuật trong CBGV; các bộ môn và từng bước góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn của mỗi người và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường. Tuy nhiên, trong năm học còn có một số hội nghị, hội thảo thực hiện không đúng tiến độ và kế hoạch đã được phê duyệt.

2.4. Thông tin Khoa học và Công nghệ thông tin

2.4.1.  Thông tin khoa học

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập trường, nhà trường đã phối hợp với Tạp chí Giáo dục- Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tạp chí Nông nghiệp&PTNT công bố các công trình Nghiên cứu Khoa học của CBGV với tổng số 62 bài thể loại nghiên cứu. Đến nay Tạp chí chuyên đề và Nhà trường đã được phát hành. Đã xuất bản 1 số Đặc san Khoa học với 28 bài viết của CBGV trong toàn trường và đạt 50% so với kế hoạch.

2.4.2. Công nghệ thông tin

Đã hoàn chỉnh hệ thống mạng để CBGV, HSSV toàn trường khai thác cơ sở dữ liệu (tại trung tâm Thông tin- Tư liệu- Thư viện) và truy cập Internet. Hiện tại Nhà trường đang thực hiện việc cài đặt các phần mềm phục vụ công tác quản lý đào tạo và các hoạt động khác của nhà trường.

2.5. Xây dựng tiềm lực KHCN& chuyển  giao công nghệ

2.5.1. Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và NCKH

Năm học 2006- 2007, Nhà trường được Sở KH&CN trình Chủ tịch UBND tỉnh 2 dự án tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ là: dự án “Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ cho 2 phòng thí nghiệm thuộc lĩnh vực nông- lâm- ngư nghiệp của trường Đại học Hồng Đức” và dự án “Đầu tư tăng cường trang thiết bị và năng lực nghiên cứu ứng dụng cho trung tâm NCƯDKHCN trường Đại học Hồng Đức”. Chủ tịch UBND tỉnh đã có ý kiến chỉ đạo các Sở có liên quan khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định để được triển khai thực hiện.

          2.5.2. Tình hình chuyển giao công nghệ

Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của trường ĐHHĐ trong năm học 2006- 2007 chỉ mới thực hiện ở lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng. Việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho cộng đồng thông qua một số hoạt động của Trung tâm NCƯDKHCN, bao gồm:

- Dự án khuyến nông do Bộ Nông nghiệp &PTNT cấp kinh phí. Tập huấn khuyến nông viên cơ sở cho 200 học viên của các tỉnh Thanh Hoá và một số tỉnh vùng Bắc Trung bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh).

- Phối hợp với tổ chức tầm nhìn thế giới tại Thanh Hoá mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về công tác Chăn nuôi Thú y, Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) tại một số huyện miền núi. Mở lớp quản lý chăn nuôi quy mô trang trại tại Thành phố Thanh Hoá.

- Các hoạt động chuyển giao TBKT về giống cây trồng mới được thực hiện tại các huyện miền núi thông qua đề tài khoa học cấp tỉnh tuyển chọn một số giống lúa thuần, giống ngô của CBGV khoa NLN nghiệp.

3. Những yếu kém trong hoạt động KH&CN năm học 2006- 2007

- Nhận thức của một số CBGV trong Nhà trường về nhiệm vụ KHCN chưa cao. Một số đơn vị và CBGV được nhà trường phê duyệt chủ trì các đề tài dự án khoa học, các hội nghị hội thảo, song không thực hiện (không xây dựng đề cương, không chỉnh sửa đề cương theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng; đề cương được hội đồng thẩm định cho thực hiện nhưng không chỉnh sửa hoặc có chỉnh sửa nhưng nạp cho nhà trường quá chậm…)

- Nhiều đơn vị, nhiều CBGV chưa chủ động tìm kiếm, khai thác các đề tài nghiên cứu ứng dụng ở các địa phương, các ngành mà chỉ trông chờ vào nhà trường. Việc hình thành các nhóm nghiên cứu để thực hiện các đề tài có nội dung lớn chưa được thực hiện; lực lượng nghiên cứu mỏng và tính hợp tác chưa cao.

- Chất lượng NCKH của Sinh viên thấp và chưa thể hiện được tiềm năng thực tế trong nhà trường. Số CBGV có kinh nghiệm tham gia hướng dẫn sinh viên NCKH còn ít; giờ lên lớp của sinh viên nhiều, nên thời gian dành cho NCKH còn hạn chế.

- Việc hoàn thiện kết quả nghiên cứu và nghiệm thu kéo dài, dẫn đến nhiều đề tài có ý nghĩa khoa học rất thấp. Đánh giá kết quả nghiên cứu của các đề tài còn chung và tính khoa học chưa cao.

- Nhiều hội thảo khoa học liên quan đến các công trình nghiên cứu khoa học hầu như không được triển khai. Số bài báo đăng trên đặc san khoa học trường và tạp chí chuyên ngành có nguồn gốc từ đề tài nghiên cứu khoa học còn ít về số lượng.

- Quản lý các hoạt động KH&CN còn theo kiểu hành chính, thiếu tính chủ động và tính kế hoạch trung hạn, kế hoạch chiến lược. Quản lý chất lượng và giám sát các hoạt động khoa học chưa có chiều sâu chất lượng và định lượng cụ thể.  Năng lực tư vấn thông qua hoạt động của các hội đồng khoa học đào tạo, Hội đồng thẩm định, nghiệm thu còn hạn chế. 

Đánh giá tình hình hoạt động KH&CN trong năm qua cho thấy: các đề tài nghiên cứu còn đơn giản, chung chung và đặc biệt là luận cứ, luận điểm khoa học và phương pháp nghiên cứu chưa có tính thuyết phục cao. Sự gắn kết hoạt động KHCN với đào tạo, nhất là đào tạo đại học chưa chặt chẽ; chưa gắn các đề tài với việc giải quyết các vấn đề KH&CN thiết thực phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Việc đánh giá kết quả các đề tài đôi lúc còn dễ dãi và chưa mang tính khoa học.

II. HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

Năm học 2006-2007, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh, công tác hợp tác quốc tế (HTQT) của trường Đại học Hồng Đức luôn thực hiện đúng các quy định của Nhà nước và thu được những kết quả đáng khích lệ.

1. Tiếp tục duy trì và thiết lập mối quan hệ hợp tác với các trường đại học và các tổ chức Quốc tế:

Trong năm học 2006- 2007 trường ĐHHĐ tiếp tục duy trì mối quan hệ với các trường Đại học, các tổ chức Quốc tế vốn đã có quan hệ với nhà trường trong nhiều nămn như: Đại học Tổng hợp Columbia, Đại học Rutgers, Đại học Cộng đồng Lansing, Đại học Cộng đồng Tidewater (Hoa Kỳ). Các trường Đại học và Cao đẳngCanadaOlds CollegeSelkirk College,  University College of theFraser Valley. Đại học Công nghệ Hoàng gia Thái Lan Rajamangala Suvarnabhumi. Đại học Tổng hợp Chuxiong, ĐHSP Vân Nam, Đại học Hải Dư­ơng Quảng Đông (Trung Quốc)…Đại học Victoria- Ôxtrâylia. Các tổ chức Quốc tế như: Tổ chức Hỗ trợ Đại học Thế giới WUSC- Canada;  Tổ chức Project Trust - Vư­ơng quốc Anh; Dự án Đào tạo Giáo viên Việt Nam & Ôxtrâylia- VAT và Tỉnh Hủa Phăn- N­ước CHDCND Lào.

2. Đón các đoàn đến thăm và làm việc với nhà trường

Nhà trường đã đón tiếp và làm việc với 17 đoàn khách quốc tế trong đó gồm:

- Đoàn cán bộ Hội hữu nghị Việt Pháp, thành phố Chaville

Hai bên đã thoả thuận: Hội hữu nghị thành phố Chaville và TP Thanh Hoá tại CH Pháp sẽ liên hệ với các đối tác tại CH Pháp hỗ trợ TP. Thanh Hoá xây dựng một trường Cao đẳng kĩ thuật tại trường ĐH Hồng Đức; liên hệ mời các nhà khoa học có chuyên môn phù hợp, tình nguyện về giảng dạy tại trường ĐH Hồng Đức, tìm kiếm học bổng cho cán bộ, sinh viên nhà trường tham gia các khoá đào tạo tại Pháp; giới thiệu trường ĐH Hồng Đức với các trường đại học tại Pháp và tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá, trao đổi cán bộ và sinh viên Pháp và Việt Nam.

- Đoàn trường Đại học Hải Dương học- Quảng Đông Trung Quốc

 Hai bên đã trao đổi thảo luận và thống nhất hợp tác trên các lĩnh vực đào tạo, gửi cán bộ đến giảng dạy tại trường Đại học Hồng Đức; trao đổi hạt giống lúa, rau.. và xây dựng trang trại trình diễn tại Thanh Hoá; hợp tác nghiên cứu khoa học và tham gia các dự án về thuỷ sản và nông nghiệp.

- Đoàn trường Đại học Victoria, Ôxtrâylia

Hai bên đã bàn bạc, trao đổi về các hướng liên kết đào tạo đại học và sau đại học theo đề án liên kết đào tạo đại học và sau đại học với nước ngoài.

- Đoàn cán bộ tổ chức WUSC và trường ĐH Broch,Canada

Hai bên đã bàn bạc và thống nhất trao đổi về chương trình đào tạo Anh ngữ tại trường ĐH Hồng Đức và khả năng mà tổ chức WUSC và trường ĐH Broch có thể hợp tác, hỗ trợ  ĐH Hồng Đức.

- Tổ chức Phục vụ tình nguyện Hải ngoại VSO

Hai bên đã bàn bạc, trao đổi về việc xây dựng chương trình Công tác Xã hội.

- Đoàn trường Đại học Khoa học ứng dụng-  Cộng hoà Liên bang Đức

Hai bên đã bàn bạc thảo thuận về việc mở rộng quan hệ hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học với Đại học Khoa học ứng dụng Cộng hoà Liên bang Đức.

- Tổ chức Project Trust, Vương quốc Anh

Hai bên thoả thuận tổ chức Project Trust tiếp tục mỗi năm (từ 2007- 2010) cử 2 giáo viên tình nguyện đến giảng dạy tiếng Anh tại trường ĐH Hồng Đức.

Đồng thời trong năm qua trường chúng ta còn đón nhiều cán bộ, giảng viên từ các tổ chức quốc tế như Project Trust, Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (ETS)... đến giảng dạy tiếng Anh tại trường. Nhà trường cũng đã đón tiếp và làm việc với đoàn cán bộ của Tỉnh Hủa Phăn Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào về việc đào tạo nguồn nhân lực cho Bạn theo kế hoach đã được thoả thuận giữa lãnh đạo 2 tỉnh Thanh Hoá- Huả Phăn.

Năm học 2006-2007, nhà trường đã duy trì tốt hoạt động HHQT với các trường Đại học, tổ chức quốc tế đã có quan hệ và hợp tác. Các chương trình hợp tác đã phát huy hiệu quả, tác dụng, tạo ra các cơ hội cho việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ giảng viên và sinh viên. Tổ chức đón tiếp đoàn các đoàn khách nước ngoài đều được thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo an ninh và an toàn cho khách đến thăm và làm việc với nhà trường.

3. Cử các đoàn đi học tập và công tác ở nước ngoài

Nhà trường đã cử 4 đoàn cán bộ đi học tập và công tác ở nước ngoài, đó là:

- Tháng 9/2006, theo chương trình của Dự án GV Tiểu học- Bộ GD&ĐT, nhà trường đã cử TS. Nguyễn Kim Tiến, Phó trưởng khoa Khoa học Tự nhiên đến Cộng hoà Liên bang Đức học tập, nghiên cứu tìm hiÛu hệ thống giáo dục và giáo dục Tiểu học, học tập kinh nghiệm biên soạn tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học.

- Từ 12-18/5/2007, nhà trường cử đoàn cán bộ gồm 3 đồng chí do TS. Nguyễn Song Hoan, Phó Hiệu trưởng làm trưở~g đoàn sang thăm và làm việc tại trường Đại học Hải Dương học- Quảng Đông Trung Quốc. Hai bên đã bàn triển khai các bước thực hiện một số chương trình hợp tác trên cơ sở bản thoả thuận giữa hai trường đã kí về trao đổi cán bộ gộảng viên, sinh viên, xây dựng mô hình nghiên cứu, trao đổi hạt giống...

- Tháng 6/2007, theo chương trình của Dự án GV Tiểu học, Bộ GD&ĐT, nhà trường đã cử ThS. Nguyễn Đình Mai, Trưởng khoa Sư phạm Tiểu học đi Canađa tham gia khoá bồi dưỡng sau đại học chuyên ngành Giáo dục tiểu học tại Canada trong thời gian 1 tháng.

- Từ ngày 15-21/7/2007, nhà trường đã cử TS. Nguyễn Văn Khiêm và TS. Lê Viết Báu tham dự Hội thảo Quốc tế lần thứ 15 về công nghệ nano tại đảo Hainan Trung Quốc.

Nhà trường còn cử một số CBGV tham gia chương trình đào tạo dài hạn tại Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Trong năm học 2006-2007, số lượng cán bộ của nhà trường đi học tập và công tác ở nước ngoài chưa nhiều và chỉ dừng lai ở một số cán bộ tham gia các chương trình, dự án. Các cán bộ được cử đi công tác đều thực hiện tốt các quy định và thu được nhiều kết quả và có những tác động tích cực trong công tác đào tạo & NCKH.

4. Kết quả thực hiện các Dự án

Tiếp tục thực hiện dự án: “Ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất hoa phong lan của Thái Lan tại Thanh Hoá”. Dự án đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và đang từng bước triển khai thực hiện tại Khoa!Nông- Lâm- Ngư nghiệp. Đề án “Li*n kết đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài”. Học viên khoá I của Đề án0sắp kết thúc khoá đào tạo ngoại ngữ tại trường ĐHHĐ và chuẩn bị bước vào giai đoạn 2, học tập và công tác tại nước ngoài.

5. Công tác quản lý các hoạt động HTQT

Nhà trường đã thực hiện tốt các quy(định của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh về công tác Hợp tác Quốc tế; Tranh thủ được sự hướng dẫn của phòng đối ngoại- UBND tỉnh, sự phối kết hợp với Công an Thanh Hoá (phòng PA 25; phòng Quản lý xuất nhập cảnh) trong việc thực hiện các hoạt động đối ngoại và mở rộng Hợp tác Quốc tế. Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với lưu học sinh Lào, phối hợp với các cơ quan chức năng trong tỉnh để quản lí và giải quyết tốt các vấn đề phát sinh đối với lưu học sinh Lào đang học tập tại trường. Trong năm học đã có 6 lưu học sinh Lào đã kết thúc khoá đào tạo và trở về nước công tác.

          6. Những hạn chế tồn tại trong công tác Hợp tác Quốc tế

- Nội dung của hoạt động HTQT trong năm qua, phần lớn tập trung vào việc bố trí giáo viên giảng dạy, kiểm tra tiếng Anh. Các chương trình hợp tác trong việc xây dựng chương trình kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chưa nhiều.

- Trình độ, năng lực cũng như về số lượng cán bộ chuyên trách HTQT còn hạn chế, chưa đáp ứng được những yêu cầu mới trong công tác Hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực Giáo dục & Đào tạo và Khoa học Công nghệ.

- Hoạt động HTQT ở các đơn vị trong Nhà trường chưa đồng đều. Nhiều đơn vị chưa chủ động đề xuất được kế hoạch HTQT trong năm học và còn trông chờ vào kế hoạch chung của Nhà trường.

- Khả năng ngoại ngữ của cán bộ trong trường còn yếu, điều này phần nào làm giảm đi tính năng động và chủ động trong công tác HTQT của nhà trường và của đơn vị.

 

PHẦN II

NHIỆM VỤ- GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG KHCN VÀ HTQT NĂM HỌC 2007-2008

I. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG KHCN

Trên cơ sở những việc chưa thực hiện được và nguyên nhân như đã đề cập ở trên. Nhiệm vụ và các giải pháp hoạt động KH&CN trong năm học 2007- 2008 cần tập trung vào các nội dung sau đây:

1. Thực hiện các nhiệm vụ KH&CN

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để CBGV, đặc biệt là CBGV có học vị Tiến sĩ trong toàn trường tham gia các hoạt động KH&CN bằng các cơ chế chính sách, những quy định và quy trình quản lý cụ thể. 

- Tập trung hình thành một số chương trình đề tài, dự án khoa học cấp cơ sở theo hướng liên ngành và chuyên ngành với nhiều nội dung. Tập hợp được nhiều CBGV ở các Bộ môn, các khoa và nhà trường cùng tham gia thực hiện. Phấn đấu toàn trường có từ 50- 55 đề tài, dự án khoa học cấp cơ sở; 6- 7 nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh, cấp Bộ và cấp Nhà nước; 50 bài báo đăng trên các Tạp chí chuyên ngành và 45 bài đăng trên Đặc san khoa học của nhà trường (đạt mức 1 tiêu chuẩn 7 kiểm định chất lượng đại học). Hoạt động KH&CN của nhà trường bám sát hơn với thực tiễn, gắn chặt giữa nghiên cứu với ứng dụng để góp phần phát triển các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh.

- Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của các Trung tâm (Trung tâm nghiên cứu ứng dụng KHCN; Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn…). Ưu tiên và giao nhiệm vụ KH&CN cho các trung tâm thực hiện.  

- Thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ ở tất cả các đơn vị trong trường, để công tác khoa học thực sự trở thành một trong hai nhiệm vụ chính ở trường đại học Hồng Đức. Nâng cao một bước chất lượng và hiệu quả của các đề tài cấp cơ sở, phục vụ cho việc phát triển nhà trường và là căn cứ lựa chọn nâng cấp đề tài cấp tỉnh trong những năm tiếp theo.

- Tổ chức các hội nghị hội thảo khoa học trong năm học 2007- 2008 phải tiến hành ở quy mô lớn, giải quyết những nội dung chuyên sâu, thiết thực và hướng vào nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nhà trường. Nhà trường khuyến khích các đơn vị đăng ký tổ chức các hội thảo khoa học có tính chất liên khoa, liên trường.

2. Đổi mới tổ chức quản lý các hoạt động KH&CN

- Xây dựng kế hoạch, xây dựng mục tiêu, nguồn lực khoa học công nghệ một cách hợp lý. Xác định tỉ lệ phù hợp giữa nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai và nghiên cứu ứng dụng. Tăng cường sự gắn kết giữa hoạt động đào tạo và hoạt động KHCN, coi đó là một cấu thành của quy trình đào tạo trong nhà trường. Thực hiện việc đề xuất và phê duyệt các nhiệm vụ KHCN nhiều đợt trong năm học phù hợp đặc thù của Nhà trường.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định về tổ chức và quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả các đề tài khoa học. Xây dựng và ban hành quy định về chế độ sử dụng cán bộ khoa học và công nghệ; tiêu chí đánh giá cán bộ theo hướng coi hoạt động KH&CN là một trong hai nhiệm vụ chính của CBGV trong nhà trường đại học.

- Xây dựng quy định quản lý đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp Tỉnh, cấp Bộ và cấp Nhà nước thống nhất trong toàn trường. Đồng thời xây dựng cơ chế triển khai các kết quả nghiên cứu nhằm phục vụ cho công tác đào tạo đại học và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

3. Phát triển tiềm lực khoa học công nghệ                                    

- Tăng cường tiềm lực cho các phòng thí nghiệm nhằm khai thác có hiệu quả các thiết bị phục vụ cho đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ. Phát triển mạnh các dự án, đề án về đầu tư tiềm lực cho hoạt động KH&CN, trước mắt là thực hiện tốt các đề án đã được UBND tỉnh chỉ đạo cho thực hiện.

- Khai thác có hiệu quả hoạt động của cơ sở hỗ trợ học tập (KLF) và Trung tâm Thông tin- Tư liệu- Thư viện trong việc quản lý và trao đổi thông tin khoa học.

- Nhanh chóng triển khai đưa công nghệ thông tin thành công cụ chủ yếu điều hành, quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đẩy nhanh tiến độ áp dụng công nghệ thông tin trong nhà trường.

4. Gắn chặt hoạt động KH&CN với thị trường KHCN

- Hoạt động NCKH phải được gắn kết với chuyển giao công nghệ và phải phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hoá.

- Đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin khoa học với các trường đại học, bám sát các nhu cầu của các tỉnh và các ngành trong việc đào tạo nguồn nhân lực và các nhiệm vụ KHCN phát triển kinh tế xã hội.

- Đẩy mạnh và tăng tỷ lệ các nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ và áp dụng tiến bộ phục vụ sản xuất và đời sống, đặc biệt là cho nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ KẾ HOẠCH HTQT NĂM HỌC 2007-2008

1. Phương hướng chung

- Tập trung các hoạt động HTQT phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH và phát triển nhà trường.

- Tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với các tổ chức, trường trong đại học trên thế giới theo đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hợp tác; cụ thể hoá và từng bước triển khai thực hiện các chương trình hợp tác đã được kí kết.

- Chủ động hội nhập quốc tế và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức nước ngoài, góp phần xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, các trang thiết bị, giáo trình... cho đào tạo và NCKH của nhà trường.

- Tăng cường tạo nguồn cán bộ và sinh viên gửi ra nước ngoài đào tạo. Phân chỉ tiêu cụ thể cho các đơn vị tuyển chọn người đi đào tạo ở nước ngoài theo Đề án Liên kết đào tạo và các chương trình hợp tác, các dự án Quốc gia và kế hoạch của tỉnh.

- Kết hợp công tác ngoại giao để tìm kiếm đối tác hợp tác. Tăng cường công tác thông tin về trường, sử dụng và khai thác có hiệu quả Website của nhà trường trong công tác đối ngoại phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

          - Tiếp tục bồi dưỡng cán bộ làm công tác HTQT theo yêu cầu của nhà trường về phẩm chất chính trị và trình độ nghiệp vụ chuyên môn.

2. Kế hoạch cụ thể Hợp tác Quốc tế năm học 2007-2008

2.1. Đoàn vào

- Tiếp nhận 2 giáo viên tình nguyện giảng dạy tiếng Anh thuộc tổ chức Project Trust và 2 giáo viên thuộc tổ chức WUSC năm học 2007-2008 theo thoả thuận.

- Tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ với Viện khảo thí Hoa Kì, các trung tâm đào tạo ngoại ngữ có uy tín trên thế giới để lựa chọn được giáo viên dạy ngoại ngữ cho các lớp đề án Liên kết đào tạo đại học và sau đại học với nước ngoài...

- Mở rộng quan hệ hợp tác với các trường đại học, các tổ chức quốc tế đã thiết lập quan hệ hợp tác với trường đại học Hồng Đức; mở rộng và phát triển mối quan hệ hợp tác với các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy học và nghiên cứu khoa học; tìm kiếm các nguồn tài trợ để cử các cán bộ, giảng viên và sinh viên đi học tập và nghiên cứu ở nước ngoài bằng nguồn kinh phí của dự án; nâng cao chuyên môn ngoại ngữ tiếng Anh cho cán bộ giảng viên, đặc biệt trong các lĩnh vực Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Nông- Lâm- Ngư nghiệp, Kinh tế Quản trị kinh doanh, Giáo dục…

- Làm tốt công tác quản lý và đào tạo 52 lưu học sinh Lào đang học tập tại trường theo Hiệp định ký kết giữa hai tỉnh Thanh Hóa-Hủa Phăn.

2.2. Đoàn ra

Ưu tiên cử các cán bộ giảng dạy có học vị Tiến sỹ và lãnh đạo chuyên môn các chuyên ngành đào tạo đại học của trường(có đủ khả năng ngoại ngữ) đi trao đổi chuyên môn học thuật; tham quan, khảo sát; tham dự hội nghị, hội thảo khoa học ở nước ngoài (đặc biệt là các nước trong khu vực) hoặc thực tập sinh tại nước ngoài.

Cử các đoàn cán bộ khảo sát và học tập mô hình tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ tại một số trường đại học trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc; khảo sát, học tập, trao đổi về đào tạo, NCKH, trao đổi giảng viên, sinh viên; lựa chọn, thảo luận tiến tới ký kết các hợp tác chính thức với một số trường đại học ở châu Âu, Đông Nam Á và Trung Quốc về các lĩnh vực nói trên.

2.3. Công tác quản lí

Quản lý tốt các đoàn ra, đoàn vào, đặc biệt là các giáo viên tình nguyện và lưu học sinh Lào đến công tác và học tập tại trường. Tổ chức lớp tập huấn về HTQT, xây dựng và quản lý dự án Quốc tế cho cán bộ nhà trường.

2.4. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ giảng viên

Tiếp tục mở lớp và nâng cao chất lượng các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ giảng viên trong trường và lớp tạo nguồn cho đề án Liên kết đào tạo đại học và sau đại học với nước ngoài.

          3. Những đề nghị về công tác Hợp tác Quốc tế

3.1. Đối với các ngành, cơ quan chức năng trong tỉnh

Tăng cường sự phối hợp với trường ĐH Hồng Đức trong việc tìm các nguồn lực cho các hoạt động HTQT, giúp trường quản lý tốt hơn các hoạt động HTQT.

3.2. Đối với UBND tỉnh Thanh Hoá

Tạo điều kiện và giúp đỡ trường ĐH Hồng Đức mở rộng các mối quan hệ hợp tác với các đơn vị, trường đại học trong khu vực; tăng cường chỉ đạo việc thực hiện đề án Liên kết đào tạo đại học và sau đại học với nước ngoài; chỉ đạo quản lý tốt các hoạt động HTQT của trường ĐHHĐ.

          3.3. Đối với Bộ GD & ĐT

Tạo điều kiện và giúp trường ĐH Hồng Đức mở rộng hợp tác với các trường ĐH và tổ chức quốc tế, đặc biệt là các trường ĐH trong khu vực; được tham gia các chương trình dự án quốc tế mà Bộ GD & ĐT chủ trì; hằng năm tổ chức các khoá tập huấn, nghiệp vụ về công tác công tác HTQT cho cán bộ phụ trách công tác hợp tác Quốc tế của các trường đại học./.

Kính thưa các đồng chí!

Thực hiện tốt những nhiệm vụ và các giải pháp nêu trên, chắc chắn hoạt động KHCN và HTQT trong trường Đại học Hồng Đức năm học 2007- 2008 sẽ có nhiều chuyển biến, góp phần tích cực vào sự phát triển nhà trường và cùng các trường khác trong hệ thống Giáo dục- Đào tạo của cả nước từng bước hội nhập với các trường đẳng cấp trong nước, khu vực và Quốc tế./.

Xin trân trọng cảm ơn!

                                                 Thanh Hoá, tháng 11 năm 2007

Các tin mới hơn:

Video

Album

số lượt truy cập
40589641