Hong Duc university is the first placed for your future or there's a future since your name has been here!

Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Thụ đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế tại Trường Đại học Liêu Ninh Trung Quốc.

Cập nhật lúc: 10:34 AM ngày 16/12/2015

    Ngày 11/12/2015, tại phòng bảo vệ tiến sĩ  viện kinh tế Trường Đại học Liêu Ninh diễn ra Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Thụ, sinh năm 1974, giảng viên Khoa Lý luận chính trị - Luật, Trường Đại học Hồng Đức.

Tên đề tài luận án: “ Nghiên cứu tác dụng của các chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) ở Việt Nam và sự tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Thanh Hóa”

Chuyên ngành:  Kinh tế (经济学)                  Mã số: 020206

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Thụ               Mã NCS (学号): 20129133

Người hướng dẫn: GS.TS Vương Hậu Song (指导老师王厚双教授)

Cơ sở đào tạo: Viện kinh tế, trường Đại học Liêu Ninh Trung Quốc.

Hội đồng chấm luận văn gồm các thành viên:

GS.TS Đinh Nhất Binh - Trường Đại học Cát Lâm  -  Chủ tịch Hội đồng..

GS.TS Đỗ Hiểu Quân - Trường Đại học Đông Bắc Trung Quốc - Phó chủ tịch Hội đồng.

GS.TS Lưu Hồng Trung - Viện quan hệ Quốc tế Đại học Liêu Ninh - Phản biện 1.

GS.TS Lưu Quân Đình – Viện quan hệ thương mại Quốc tế Tân Hoa Đại học Liêu Ninh – Phản biện 2.

GS.TS Thôi Nhật Minh – Viện kinh tế Đại học Lưu Ninh - Ủy viên.

Đánh giá của Hội đồng về luận án: Luận án đã đáp ứng tốt những yêu cầu về nội dung và hình thức của một luận án tiến sĩ Kinh tế, 5/5 thành viên Hội đồng bỏ phiếu đồng ý đề nghị cấp bằng tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế cho Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Thụ.

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận  của luận án:

 Từ những vấn đề lý luận chung về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); kinh nghiệm về thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc luận án đi sâu vào tìm hiểu tác động của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể:

-  Luận án đã nghiên cứu một số lý luận tiêu biểu về thu hút trực tiếp vốn đầu tư nước ngoài như: Lý luận độc quyền, nội bộ hóa lý luận, lý luận cận biên, sự thiếu hụt trong đầu tư… Sự vận dụng các lý luận đó trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Luận án nghiên cứu vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước nước  ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở những nước đang phát triển.

- Luận án nghiên cứu tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các nước nhận đầu tư.

 Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án 

Tháng 12 năm 1987 Luật đầu tư nước ngoài lần đầu tiên được ban hành ở Việt Nam, qua bốn lần sửa đổi bổ sung, đến nay Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế cho thấy qua 28 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nó đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội Việt Nam phát triển.

Thanh Hóa là tỉnh ở Bắc Trung Bộ có nhiều lợi thế cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên Thanh hóa cũng chỉ là một tỉnh kém phát triển ở Việt Nam. Trong đó có nhiều nguyên nhân nhưng  nguyên nhân chủ yếu vẫn là thiếu vốn đầu tư, do đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là giải pháp quan trọng cho việc giải quyết nguyên nhân thiếu hụt vốn đầu tư ở tỉnh Thanh Hóa. Thực tế chứng minh nguồn vốn FDI có vai trò quan trọng tác động tới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa trong những năm vừa qua. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực như: Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, thúc đẩy xuất khẩu, tăng thu ngân sách cho địa phương….Quá trình thu hút FDI ở Thanh hóa cũng đã bộc lộ những hạn chế. Do đó, Bên cạnh việc đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Thanh Hóa cũng phải chú ý đến hiệu quả của các dự án FDI. Việc thu hút FDI cần phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh. Trong thời gian tới Thanh Hóa cần có những những giải pháp hữu hiệu trong thu hút FDI nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, cụ thể:

 (1) Hoàn thiện công tác quy hoạch bằng cách tạo ra những lĩnh vực đột phá trong thu hút FDI nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đặc biệt ưu tiên những lĩnh vực đầu tư mà Thanh hóa có lợi thế, có tính cạnh tranh cao.

(2) Phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ đạt  tiêu chuẩn đáp ứng được ưu cầu của nhà đầu tư.

(3) Ưu tiên lựa chọn các đối tác FDI có công nghệ tiên tiến, đến từ các nước phát triển có lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.

 (4)Thanh Hóa cần hoàn thiện cơ chế, chính sách để bổ sung những quy định riêng, tạo sự khác biệt nhưng vẫn trong khuôn khổ pháp lý đối với thu hút  vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường bền vững của tỉnh.

 

 

 

Các tin mới hơn:

Video

Album

số lượt truy cập
40586982