Hong Duc university is the first placed for your future or there's a future since your name has been here!

Nghiên cứu sinh Phạm Thị Ngọc đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Cập nhật lúc: 03:01 PM ngày 14/12/2017

Ngày 06/12/2017, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã diễn ra Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Phạm Thị Ngọc, sinh năm 1977, giảng viên Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức.

 Tên đề tài luận án: “Phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa”

Chuyên ngành:           Kinh tế nông nghiệp                            Mãsố: 62 62 01 15

Nghiên cứu sinh:                      Phạm Thị Ngọc                       

Ngườihướng dẫn:         1. TS. Nguyễn Thị Dương Nga                             

2. GS. TS. Tô Dũng Tiến

Cơ sở đào tạo:              Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Hội đồng chấm luận án gồm 7 thành viên:  PGS. TS. Nguyễn Tuấn Sơn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Chủ tịch Hội đồng; GS.TSKH Lê Du Phong (Phản biện 1); PGS.TS. Quyền Đình Hà (Phản biện 2); PGS.TS Nguyễn Đình Long (Phản biện 3); GS.TS.Phạm Thị Mỹ Dung (ủy viên); TS. Hoàng Vũ Quang (Uỷ viên); TS. Hồ Ngọc Ninh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam - (Uỷ viên Thư ký).

Đánh giá của Hội đồng về luận án: Luận án đã đáp ứng xuất sắc những yêu cầu về nội dung và hình thức của một luận án tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp, 7/7 thành viên Hội đồng đồng ý đề nghị cấp bằng tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp cho Nghiên cứu sinh Phạm Thị Ngọc.

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:

             Về lý luận: Đề tài đã luận giải và làm sáng tỏ thêm các khái niệm về phát triển NTTS nói chung và phát triển NTTS vùng ven biển nói riêng. Phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển được hiểu là mở rộng về quy mô, thay đổi phương thức và cách thức tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế nguồn lực vùng ven biển, đáp ứng nhu cầu thị trường và mang lại thu nhập bền vững cho người sản xuất. Đã chỉ ra đặc điểm và vai trò đặc thù NTTS của vùng ven biển; Đó là sự đa dạng môi trường, hình thức, phương thức, loại nuôi. Đã phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS vùng ven biển mà các nghiên cứu trước đây chưa làm rõ.

Về thực tiễn: Đề tài đã tổng kết được 4 bài học kinh nghiệm thực tiễn về phát triển NTTS cho vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa. Cùng với đó, đề tài đã làm rõ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS của vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt đã lượng hóa được yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm sú quảng canh cải tiến. Đã chỉ ra các lợi thế phát triển NTTS vùng ven biển, đề xuất được hệ thống các giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy phát triển NTTS vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa, từ đó có thể áp dụng cho các vùng ven biển có điều kiện tương tự. Đề tài còn cung cấp cơ sở dữ liệu, là nguồn thông tin mới giúp cho cán bộ quản lý, cán bộ chỉ đạo ngành làm căn cứ hoạch định chính sách phát triển kinh tế vùng ven biển.

Về phương pháp: (i) Đề tài đã sử dụng các cách thức phân tổ đa dạng theo đơn vị hành chính, loài, phương thức, và hình thức nuôi. (ii) Đã sử dụng mô hình hàm sản xuất (Cobb-Douglas) để lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm sú theo phương thức quảng canh cải tiến. Các phương pháp này có giá trị tham khảo cho nhà nghiên cứu.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án

Với nuôi cấp hô nên nuôi từ 2-4 ha (tôm sú); từ 1-3 ha (ngao) cho hiệu quả kinh tế cao hơn qui mô khác.

Các yếu tố ảnh hưởng gồm: (i) Nhóm chính sách; (ii) Nhóm yếu tố về quy hoạch và quản lý quy hoạch; (iii) Yếu tố phát triển cơ sở chế biến; và (iv) Nhóm các điều kiện sản xuất (đã lượng hóa được yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm sú quảng canh cải tiến)

Các nhóm giải pháp gồm: (i) Hoàn thiện 1 số chính sách; (ii) Hoàn thiện quy hoạch và quản lý quy hoạch liên quan NTTS; (iii) Phát triển các loại hình và hình thức tổ chức sản xuất NTTS; (iv) Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật; (v) Ổn định và phát triển thị trường tiêu thụ; (vi) Giảm ô nhiễm môi trường nước; (vii) Tăng cường điều kiện cho sản xuất.

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Video

Album

số lượt truy cập
40586970