Hong Duc university is the first placed for your future or there's a future since your name has been here!

Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Dung bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Vật lý tại Trường Đại học tổng hợp Zielona Góra, Balan

Cập nhật lúc: 01:47 PM ngày 28/01/2016

 Ngày 26/01/2016, tại Khoa Vật lý và Thiên Văn, trường đại học tổng hợp
Zielona Góra đã diễn ra lễ bảo vệ luận án cho Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị
Dung, sinh năm 1981, giảng viên Khoa Kỹ thuật công nghệ, Trường Đại học
Hồng Đức.

Tên đề tài luận án:

“Tương quan lượng tử trong các hệ phi tuyến kiểu Kerr”

(*Quantum correlations in systems with Kerr-like nonlinearities*)

Chuyên ngành: Quang học lượng tử (Vật lý)

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Dung

Người hướng dẫn: GS. TSKH. *Wiesław Leoński *

Cơ sở đào tạo: Khoa Vật lý và Thiên Văn (Department Physics and
Astronomy), trường đại học Zielona Góra, Balan.

*Người phản biện :*

GS.TSKH.*  Radosław **Szczęśnial*, Viện Vật lý,  Đại học công nghệ
Częstochowska, Balan.

GS. TSKH*. Jan Peřina** Jr.*, Trung tâm liên kết thí nghiệm quang học
(SLO), Đại học Palacky (Olomouc), Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa
học, Cộng Hoà Séc.

Hội đồng chấm luận án gồm 14 thành viên, với 12 GS.TSKH là thành viên
Hội đồng Khoa học khoa Vật lý và Thiên văn, ĐH tổng hợp Zielona Góra và
2 GS. TSKH. là người phản biện đến từ các trường ĐH khác.

Chủ tịch hội đồng là GS. TSKH Giorgi Melikidze.



Đánh giá của hội đồng về luận án: Luận án đã đáp ứng tốt được những yêu cầu
của một luận án tiến sĩ Vật lý, các thành viên hội đồng đề nghị cấp bằng
quốc gia tiến sĩ Vật lý với kết quả bỏ phiếu 100%.

 *Tóm tắt luận án :*

Luận án có liên quan tới hệ các dao động tử phi tuyến kiểu Kerr, tương tác
với nhau bằng kiểu tương tác tuyến tính hoặc phi tuyến. Các dao
động tử   có thể tương tác với trường ngoài trên một mode hoặc cả
hai mode. Luận án đã chỉ ra với một số điều kiện nhất định, tiến triển
theo thời gian của hệ là đóng kín trong một tập hợp hữu hạn chiều các trạng
thái Fock có n photon, từ đó có thể tạo ra được các trạng thái có độ đan
rối cao nhất với hữu hạn chiều qua hình thức luận các kéo lượng tử phi
tuyến. Trên cơ sở của quang học lượng tử, luận án cũng nghiên cứu
các tương quan phi cổ điển xuất hiện trong các hệ phi tuyến kiểu
Kerr như hiệu ứng nén, hiệu ứng phản tạo chùm, liên hợp vướng
víu, và các hiệu ứng bậc cao. Đồng thời luận án cũng xem xét
ảnh hưởng của việc tạo ra các tương quan này trong quá trình hệ
tương tác với môi trường.
Hiện nay mô hình các máy tính lượng tử trong lý thuyết và thực nghiệm chính
đều sử dụng phần tử cơ bản qubit. Những kết quả của luận án cho
thấy các hệ phi tuyến kiểu Kerr này có thể giới hạn như một hệ
2 qubit, có thể được ứng dụng trong tính toán lượng tử. Đồng thời các
hệ có thể tạo ra các trạng thái có tính chất đan rối cao, các
hiệu ứng phi cổ điện có ứng dụng cao trong lĩnh vực tin học lượng
tử, viễn tải lượng tử và mã hoá lượng tử.

Các tin mới hơn:

Video

Album

số lượt truy cập
40587057