Hong Duc university is the first placed for your future or there's a future since your name has been here!

Tìm hiểu và hưởng ứng tham gia Giờ Trái đất năm 2016

Cập nhật lúc: 08:45 AM ngày 23/03/2016

 Giờ Trái đất (Earth Hour) là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund) khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 20h30 đến 21h30 (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm.



Sự kiện này được bắt đầu từ năm 2007 ở Sydney với số người tham gia ban đầu chỉ có 2 triệu người và 2.000 doanh nghiệp đã tắt đèn trong một giờ trong sự kiện Giờ Trái đất đầu tiên. Đến nay, các hoạt động hưởng ứng Giờ Trái đất đã lan rộng trên khắp các châu lục trên toàn thế giới và được đông đảo các quốc gia, các vùng lãnh thổ cùng với hàng tỷ người tham gia.

Với mục đích nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng và vì vậy làm giảm lượng khí thải điôxít cacbon, một khí gây ra hiệu ứng nhà kính và nhằm đánh động sự chú ý của mọi người với ý thức bảo vệ môi trường. Giờ Trái đất nhằm khuyến khích một cộng đồng toàn cầu liên kết với nhau để chia sẻ những cơ hội và thách thức của việc tạo ra một thế giới phát triển bền vững.

Khi tham gia chiến dịch Giờ trái đất, mọi người hãy tắt đèn của mình trong một giờ đồng hồ vào lúc 20h30 đến 21h30 (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hàng năm. Nhưng hãy làm điều đó nhiều, nhiều hơn nữa và gấp thật nhiều lần ngoài thời gian trên.

Biểu trưng chính thức Logo của chương trình được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu, cắt bởi số 60 là con số phút kêu gọi tắt điện. Dấu "+" sau số 60 với ý nghĩa Giờ Trái Đất không chỉ dừng lại ở 60 phút mà còn hơn thế nữa. Màu xanh chủ đạo còn có thêm ý nghĩa là chúng ta hãy hành động để Trái đất thêm xanh.

Thông điệp của Giờ Trái đất :

Mỗi năm Giờ Trái đất diễn ra với những thông điệp, khẩu hiệu khác nhau nhưng có chung một mục đích là đề cao việc tiết kiệm điện năng nhằm bảo vệ môi trường và hệ thống khí hậu của trái đất.

- Năm 2016 là năm thứ 10 diễn ra Giờ Trái đất thế giới với thông điệp “Tôi đã chọn sống xanh, còn bạn?”. Đây là sự kiện đồng thời đánh dấu cột mốc bắt đầu lộ trình hoạt động 3 năm “thách thức – vượt qua – thay đổi” và hướng đến kỷ niệm 10 năm Giờ trái đất tại Việt Nam vào năm 2018. Năm nay nghi thức tắt đèn sẽ diễn ra vào ngày 19/3.

- Năm 2015: Thông điệp Giờ Trái đất là “Tiết kiệm năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu”. Cùng với gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ với khoảng 7.000 thành phố  trên toàn thế giới; đồng loạt 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam đã hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất bằng hành động biểu trưng tắt đèn vào tối 28/3/2015.

- Năm 2014: Với thông điệp "Hãy hành động để Trái Đất thêm xanh", Giờ Trái đất diễn ra tối 29/3. Đây là sự kiện lớn nhằm gây quỹ để thực hiện những dự án bảo vệ môi trường với quy mô toàn cầu.

- Năm 2013: Thông điệp "Tôi và bạn hãy cùng hành động" nhằm mục tiêu tạo chuyển biến lớn trong hành động tiết kiệm năng lượng và chống biến đổi khí hậu toàn cầu của mỗi người dân và cộng đồng. Giờ Trái đất 2013 diễn ra tối 23/3.

- Năm 2012: Với thông điệp “Tôi và bạn hãy cùng hành động”, Giờ Trái Đất 2012 nhằm kêu gọi các ban ngành, doanh nghiệp, tổ chức và mọi người dân tham gia hành động chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu. Giờ Trái đất diễn ra vào tối 31/3 với sự tham gia của khoảng 135 quốc gia và vùng lãnh thổ và số người hưởng ứng lên đến 1,8 tỷ người.

- Năm 2011: Thông điệp "Tắt đèn 60 phút, hành động 365 ngày vì biến đổi khí hậu" nhằm mục đích kêu gọi tiết kiệm điện quanh năm. Giờ Trái Đất 2011 diễn ra vào tối 26/3.

- Năm 2010: Với thông điệp “Hành động nhỏ cho thay đổi lớn”, Giờ Trái đất diễn ra lần lượt ở các quốc gia trên khắp thế giới vào tối 27/3 theo giờ địa phương với 92 quốc gia.

- Năm 2009: Với khẩu hiệu “Tắt đèn, Bật tương lai”, Giờ Trái đất diễn ra tối 28/3 với sự tham gia của 2.100 thành phố và 82 quốc gia. Năm 2009 cũng là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Giờ Trái Đất, với 6 thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hội An, Huế, và Nha Trang.

- Năm 2008: Thông điệp “Chúng tôi đã tắt đèn”. Chiến dịch Giờ Trái đất mở rộng được tổ chức ở 371 thành phố và thị trấn thuộc hơn 35 quốc gia trên thế giới với sự tham gia của hơn 50 triệu người.

- Năm 2007: Giờ Trái đất lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Sydney của Úc, lúc 19h30 theo giờ địa phương. Ban đầu hoạt động này chỉ nằm trong phạm vi nước Úc, tuy nhiên sau đó sự kiện này đã thu hút sự quan tâm của thế giới và các nước bắt đầu đăng ký tham gia vào chiến dịch Giờ Trái đất cho những năm sau. Với 2 triệu người tham gia, chiến dịch Giờ Trái đất 2007 đã làm giảm 10,2% sản lượng điện bằng 48.613 chiếc xe ôtô trên đường, giảm 24,86 tấn khí CO2.

Tắt đèn như thế nào ?

Giờ trái đất chỉ yêu cầu mọi người tắt đèn không cần thiết trong một giờ, không tắt các đèn có ảnh hưởng đến an toàn công cộng. Đó là các đèn chiếu sáng chính trong phòng, chiếu sáng ngoài trời mà không ảnh hưởng đến an toàn, đèn trang trí, đèn nê-ông cho quảng cáo, ti vi, đèn bàn,...

Có một vài đèn chúng ta không được tắt đó là: Đèn an toàn trong không gian công cộng, đèn hướng dẫn hàng không, đèn giao thông, đèn chiếu sáng an ninh,...  Chúng ta thực hiện theo tinh thần của Giờ Trái đất nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cho mình, gia đình và cộng đồng.

Sử dụng  liệu pháp thay thế ?

Nếu có kế hoạch dùng ánh sáng thay thế của nến trong Giờ Trái đất, hãy sử dụng nến 100% sáp ong hoặc đậu nành vì nó không độc hại và không gây dị ứng và không ảnh hưởng đến môi trường. Chúng được làm từ các sản phẩm tự nhiên, không phải từ dầu mỏ, do đó có hiệu quả carbon trung tính (CO2 chúng phát ra đã được lấy từ không khí để sản xuất sáp). Tuy nhiên, chúng ta phải sử dụng chúng một cách cẩn thận và an toàn.

Sẽ như thế nào khi tắt đèn trong Giờ trái đất ?

Trong Giờ Trái đất không phải tất cả đều tối đen. Đây là một hành động tự nguyện của mọi người thể hiện cam kết đối với một hành thay đổi có lợi cho hành tinh. Đối với nhiều doanh nghiệp, tòa nhà, .... các đèn được tắt vào cuối ngày làm việc thứ sáu trước Giờ Trái đất. Vì vậy, thường không có khác biệt đáng kể ngay lập tức, mà là tắt dần ánh sáng từ ngày trước. Các nơi gây chú ý nhiều như các khu thương mại, các khu mang tính biểu tượng, … được tắt trong một giờ và cho chúng ta thấy sự thay đổi đáng kể.

Mỗi người tổ chức sự kiện Giờ Trái đất trong nhiều cách khác nhau cho độ dài thời gian khác nhau. Nhiều người vẫn tiếp tục tắt điện vượt ra ngoài giờ trái đất, mọi người đã không bật đèn của mình lên cùng một lúc.

Sự kiện chỉ tổ chức vào cuối tháng 3?

Vì đây là khoảng thời gian của mùa xuân và mùa thu, điểm phân trong bán cầu bắc và phía nam tương ứng, cho phép thời gian mặt trời lặn gần trùng hợp ngẫu nhiên trong cả hai bán cầu, qua đó đảm bảo tác động trực quan nhất cho sự kiện toàn cầu: Tắt đèn.

Ai có thể tham gia ?

Giờ Trái đất là một chiến dịch cho bất cứ ai và tất cả những người muốn chia sẻ một cam kết để làm cho hành tinh này tốt hơn. Chính vì vậy ai cũng có quyền tham gia.

Giờ Trái đất đã giảm được mức tiêu thụ năng lượng như thế nào?

Giờ Trái đất là một hành động tượng trưng. Do đó sẽ không đo lường năng lượng hoặc mức giảm carbon. Giờ Trái đất là một sáng kiến nhằm khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ trên khắp thế giới để chịu trách nhiệm về vấn đề sinh thái do mình gây ra và tham gia vào các cuộc đối thoại và trao đổi, cung cấp các giải pháp thực sự để giảm thiểu việc biến đổi khí hậu. Tham gia vào Giờ Trái đất là tượng trưng cho một cam kết để thay đổi sau đó.

Hưởng ứng của Việt Nam

Năm 2015, theo thống kê Giờ Trái đất cho thấy, tổng số điện năng tiết kiệm được tại lễ tắt đèn ngày 22/3 tại Hà Nội và ngày 28/3 tại các tỉnh, thành phố trên cả nước là 520.000 kWh tương đương tiết kiệm được khoảng 850 triệu đồng.

Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2016 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 5/3 đến ngày 19/3 tại 63 tỉnh, thành. Với chủ đề  “Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn ”, Chiến dịch Giờ Trái đất mà cao điểm là hành động biểu trưng tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong 1 giờ từ 20h30 – 21h30 sẽ được Việt Nam và các quốc gia trên thế giới hưởng ứng vào ngày 19/3. Đây là năm thứ 8 Việt Nam tham gia hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất và cũng là năm thứ 5 Bộ Công thương chủ trì hoạt động này. Theo thống kế, chỉ trong 1 giờ tắt điện hưởng ứng Giờ Trái đất mỗi năm, từ năm 2009 – 2015, Việt Nam đã tiết kiệm được hàng triệu kWh điện năng, tương đương hàng tỷ đồng và con số này vẫn không ngừng tăng lên.

Còn chờ gì nữa, chúng ta hãy cùng nhau hưởng ứng và tham gia Giờ Trái đất 2016.

 

Mai Xuân Thắm, Công đoàn trường

 

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Video

Album

số lượt truy cập
40587936