Hong Duc university is the first placed for your future or there's a future since your name has been here!

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ SƯ TẠI KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

Cập nhật lúc: 10:14 PM ngày 27/02/2016

Chương trình đào tạo kỹ sư tại khoa Kỹ thuật công nghệ đã được đổi mới một cách cơ bản, toàn diện, chú trọng tính thiết thực của nội dung chương trình và năng lực làm việc của người tốt nghiệp, đồng thời có tính mềm dẻo và tính liên thông cao, phát huy tối đa khả năng cá nhân của mỗi sinh viên, đáp ứng tốt nhu cầu của người học và nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội trong xu thế nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa.

 THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. HỆ ĐẠI HỌC

I. ĐẠI HỌC KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

1. Mục tiêu đào tạo

            Đào tạo kỹ sư Kỹ thuật điện-Điện tử có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở rộng, kiến thức chuyên môn cần thiết và định hướng chuyên ngành hẹp, có khả năng thiết kế, sản xuất, chế tạo, thử nghiệm, vận hành, sử dụng, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, quản lý, nghiên cứu phát triển các hệ thống điện - điện tử, trang thiết bị điện - điện tử; có thể làm việc tại các công ty, cơ quan quản lý các cấp, cơ quan nghiên cứu Khoa học và Công nghệ, các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trong lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử và có khả năng học tiếp lên các bậc học cao hơn.

2. Khả năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp

            - Có khả năng tư vấn, thiết kế, quản lý thi công các công trình thuộc ngành điện, điện tử, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường và pháp luật Nhà nước.

            - Có kỹ năng vận hành, quản lý điều hành các hệ thống điện, điện tử, các hệ thống tự động hóa cũng như quản lý, điều hành hoạt động trong doanh nghiệp.

            - Có kỹ năng phân tích và xử lý thông tin: phân tích và xây dựng các mô hình, các yêu cầu và giới hạn mục tiêu thiết kế, các ứng dụng, thông qua các phần mềm mô phỏng, mô hình hóa các hệ thống trong ngành điện, điện tử. 

            - Có kỹ năng giải quyết vấn đề đặt ra trong ngành điện, điện tử thông qua các phần mềm chuyên dụng và đồ án môn học.

- Có khả năng ghép nối các thiết bị ngoại vi với máy tính và xây dựng hệ thống điều khiển tự động từ máy tính.

            - Có kỹ năng giao tiếp: trình bày, giải thích những giải pháp phức tạp, giải pháp thay thế.... thông qua các báo cáo kỹ thuật theo tiêu chuẩn chuyên ngành hay các báo cáo thuyết trình chuyên môn. 

            - Có kỹ năng làm việc theo nhóm:  làm việc hiệu quả trong các vai trò khác nhau như tổ chức, quản lý, thực hiện để đạt hiệu quả từ nhóm sinh viên có những sở thích, môi trường sống và trình độ kỹ thuật chuyên môn khác nhau.

 

Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.

3. Cơ hội việc làm

            - Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng.., tại các đơn vị thuộc lĩnh vực ngành điện - điện tử, các xí nghiệp công nghiệp, các công trình công nghiệp và dân dụng…

          - Tư vấn, thiết kế, xây lắp, quản lý dự án tại các đơn vị thuộc lĩnh vực hệ thống điện, tự động hóa, điện công nghiệp, điện tử, viễn thông.

          - Làm việc ở các cơ quan quản lý thuộc ngành điện hoặc điện tử.

          - Giảng dạy các môn học thuộc ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử bậc Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

          - Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về Hệ thống điện, Tự động hóa, Điện Công nghiệp, Điện tử, Viễn thông ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.

            - Học sau đại học (thạc sỹ, tiến sĩ) chuyên ngành tương ứng

          - Tự phát triển doanh nghiệp tư nhân.

II. ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Môi trường có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về các lĩnh vực:

- Kỹ thuật xử lý nước thải

- Kỹ thuật xử lý khí thải

- Kỹ thuật xử lý chất rắn

- Kỹ thuật xử lý chất thải nguy hại

- Kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường đất

2. Khả năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp

            - Nghiên cứu, điều tra, giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường đất, nước, không khí cũng như các tác động của tự nhiên và nhân sinh đến hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng.        

            - Dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ xảy ra, đồng thời biết tổ chức thực thi các biện pháp xử lý, khắc phục, phòng tránh những sự cố xảy ra có hại đến môi trường.

            - Thiết kế, đánh giá, tư vấn kỹ thuật, quản lý và vận hành các công trình xử lý hoặc hệ thống kiểm soát ô nhiễm đất, nước, không khí và chất thải rắn trong cả doanh nghiệp và khu dân cư.

            - Cải tiến và phát triển các mô hình công nghệ xử lý môi trường. Có khả năng tự học, tự nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu thực tế.

            - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn, tuyên truyền bảo vệ môi trường.

3. Cơ hội việc làm

            - Giảng dạy, nghiên cứu, quản lý tại các trường Đại học và Cao đẳng, các Viện và Trung tâm nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực môi trường.

            - Các cơ quan quản lý Nhà nước như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát môi trường, các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp của các Tỉnh/Thành phố, các Phòng Tài nguyên và Môi trường của các Huyện.

            - Các công ty như: cấp thoát nước, tư vấn thiết kế hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trung tâm quan trắc môi trường, Công ty môi trường đô thị, công ty và nhà máy xử lý rác.  Ngoài ra còn các nhà máy, xí nghiệp, Công ty và Khu Công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực công nghệ môi trường và khai thác tài nguyên.

          - Các bệnh viện và cơ sở y tế: Là những nơi bắt buộc phải đầu tư thiết kế và vận hành các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, phế phẩm và rác thải y tế

            - Có thể học tập tiếp để có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ trong và ngoài nước .

III. ĐẠI HỌC KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo Kỹ sư Kỹ thuật xây dựng công trình có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về các lĩnh vực:

            - Kỹ thuật xây dựng công trình thuỷ

            - Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

            - Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp

            - Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm

2. Khả năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp

            - Thiết kế, thi công, giám sát các loại công trình như công trình thuỷ, công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, công trình giao thông, công trình cầu hầm và thành thạo về công nghệ xây dựng;

            - Tổ chức quản lý dự án xây dựng, hợp đồng xây dựng.

3. Cơ hội việc làm

            - Giảng dạy, nghiên cứu, quản lý tại các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng công trình

            - Các cơ quan quản lý Nhà nước như: Bộ xây dựng, Sở xây dựng Tỉnh/Thành phố, phòng xây dựng của các Huyện

            - Các công ty như: Tư vấn xây dựng, công ty xây dựng có chức năng tư vấn, thiết kế, thi công, giám sát chất lượng công trình thuộc các ngành thuỷ lợi, xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông.

            - Có thể học tập tiếp để có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ trong và ngoài nước .

B. HỆ CAO ĐẲNG

I. CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo Cử nhân Cao đẳng ngành Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử:      

- Hiểu biết về các nguyên lý kỹ thuật điện, điện tử cơ bản.

- Khả năng áp dụng các kỹ năng chuyên sâu để đảm đương các công việc trong lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử.

2. Khả năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp

            - Khai thác vận hành các hệ thống và thiết bị kỹ thuật điện, điện tử.

            - Thiết kế chế tạo các thiết bị kỹ thuật điện, điện tử và chuyển giao công nghệ.

            - Thiết kế hệ thống điều khiển cho dây chuyền công nghệ.

            - Thiết kế tổ chức và triển khai bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các hệ thống điện, điện tử.

            - Trình bày những ý tưởng và ứng dụng các kỹ năng kỹ thuật bằng lời hay văn bản bằng các thiết bị truyền thông và phần mềm.

            - Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, có khả năng tiếp cận với những công nghệ và phần mềm mới trong công việc.

            - Lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các loại thiết bị điện, trang bị điện, trang bị chiếu sáng, các thiết bị điện tử trong công nghiệp và dân dụng thoả mãn tính hiệu quả kinh tế, môi trường, sức khỏe, an toàn và đảm bảo tính đa dạng văn hóa.

3. Cơ hội việc làm

    - Làm việc tại các cơ sở chế tạo, sửa chữa, kinh doanh ngành điện –điện tử, đơn vị quy hoạch, thiết kế hệ thống điện.

    - Làm việc tại các cơ quan điện lực của các tỉnh, huyện, các công ty truyền tải điện, công ty xây lắp điện, các trung tâm điều độ, các chi nhánh điện;

    - Làm việc tại các cơ sở liên doanh, các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất và tiêu thụ điện năng; các cơ sở đào tạo và dạy nghề.

    - Học liên thông lên trình độ đại học hoặc học để chuyển đổi nghề nghiệp.

II. CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐIỆN VÀ ĐIỀU KHIỂN TRONG CÔNG NGHIỆP

1. Mục tiêu đào tạo

-   Hiểu được cấu tạo, phân tích được nguyên lý làm việc của các thiết bị điện trong hệ thống cung cấp, trang bị điện và điều khiển tự động trong công nghiệp;

-    Nêu được công dụng của các loại vật liệu, lựa chọn thiết bị điện phù hợp với yêu cầu sử dụng;

-   Trình bày được các sai hỏng của các thiết bị trong ngành điện, nguyên nhân và biện pháp đề phòng;Vận hành được hệ thống điện;

-   Phân tích được quy trình đo lường và kiểm tra theo tiêu chuẩn Quốc tế;

2. Khả năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp

-   Lắp đặt, sửa chữa thành thạo các thiết bị, hệ thống cung cấp điện công nghiệp;

-   Có khả năng chỉ đạo tổ, nhóm làm việc. Tổ chức và quản lý được quá trình sản xuất thi công;

-    Thiết kế được hệ thống điện trong dân dụng và công nghiệp;

-    Khắc phục được các thiết bị điện bị sai hỏng, đưa ra nguyên nhân và biện pháp.

3. Cơ hội việc làm

            - Sau khi tốt nghiệp có thể xin việc làm công nhân điện tại các Công ty, Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty TNHH làm nghề điện;

            -  Có thể làm tổ trưởng, trưởng nhóm;

            - Học liên thông lên đại học;

-   Công tác trong nước hoặc đi xuất khẩu lao động sang nước ngoài.

-   Quản lý, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công việc của cá nhân, tổ, nhóm lao động;

-    Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp.

III. CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

1. Mục tiêu đào tạo

            - Hiểu và phân tích được quy trình: lắp đặt, vận hành các hệ thống máy lạnh công nghiệp, thương nghiệp, dân dụng an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất; Đọc, hiểu, cập nhật, ứng dụng được các tài liệu kỹ thuật liên quan đến nghề;

            - Tính toán phụ tải lạnh, chọn, thiết kế lắp đặt sơ bộ được hệ thống điện -  lạnh của máy lạnh, điều hòa không khí có năng suất lạnh nhỏ.

            - Thực hiện được quy trình lắp đặt, vận hành các hệ thống máy lạnh công nghiệp, thương nghiệp, dân dụng an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất;

2. Khả năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp

            -Tổ chức, quản lý sản xuất và bồi dưỡng thợ bậc dưới theo chuyên môn của mình;

            - Có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc;

            - Kiểm tra được chất lượng hệ thống thiết bị, thiết bị, nguyên vật liệu chuyên ngành đầu vào;

            - Sửa chữa được các hư hỏng về điện, lạnh trong các các hệ thống lạnh, các hư hỏng thông thường về điều khiển điện tử trong hệ thống lạnh;

3. Cơ hội việc làm

            - Người làm nghề “Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí” tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề thường được bố trí làm việc ở các cơ sở, các công ty dịch vụ chuyên ngành, siêu thị; các nhà máy bia, chế biến sữa, bảo quản thủy hải sản; các nhà máy chế tạo thiết bị máy lạnh, điều hoà không khí; các công ty, tập đoàn thi công lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí;

            - Có thể làm giáo viên lý thuyết và thực hành ở các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề; làm giáo viên thực hành ở các trường cao đẳng nghề sau khi được bổ sung các kiến thức và kỹ năng về sư phạm dạy nghề.

                                                                          

                                                            KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

 

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Video

Album

số lượt truy cập
40582829