Hong Duc university is the first placed for your future or there's a future since your name has been here!

15 ĐIỂM, BẠN NÊN CHỌN TRƯỜNG NÀO?

Cập nhật lúc: 10:51 PM ngày 09/08/2016

Việc chọn trường, ngành học vô cùng quan trọng, nó quyết định tương lai của mỗi thí sinh. Chính vì vậy mỗi thí sinh và phụ huynh phải hết sức cẩn trọng nếu như không muốn vuột mất cơ hội, nhất là những thí sinh số điểm khiêm tốn. Vậy nếu bạn có số điểm bàng điểm sàn hoặc nhỉnh hơn một chút thì chọn trường nào? Đây là một sự lựa chọn không dễ đặc biệt là nhiều trường ở top cao năm nay đã hạ điểm xét tuyển. Có ý kiến cho rằng đây chính là cái bẫy cho các thí sinh có số điểm thấp. Do vậy thí sinh cần tham khảo cả điểm chuẩn của của các trường, các ngành những năm gần đây.Không những lựa chọn trường mà quan trọng hơn là phải lựa chọn được ngành có thể tìm được việc làm sau tốt nghiệp.

          Chúng tôi xin giới thiệu một số ngành mà trường Đại học Hồng Đức đào tạo, thích hợp cho thí sinh yêu thích kỹ thuật, muốn có việc làm phù hợp với bản thân sau khi ra trường, thậm chí trong cả khi đang học nhưng có điểm số không cao (lấy mức điểm sàn).

          Mặc dù đầu vào không cao nhưng với phương châm đào tạo là quá trình tối ưu hóa kết quả của đầu ra so với đầu vào và phù hợp với năng lực của từng sinh viên miễn sao đáp ứng được yêu cầu của người lao động, khoa Kỹ thuật Công nghệ trường Đại học Hồng Đức đã xây dựng chương trình đào tạo trên cơ sở yêu cầu của người sử dụng lao động đặc biệt là kỹ năng thực hành. Bên cạnh đó, khuyến khích sinh viên phát huy sở trường, hạn chế sở đoản bằng các hình thức mềm dẻo, linh hoạt. Chúng tôi coi trọng khả năng thực hành, giảm thiểu lý thuyết, biến giờ học trên lớp thành các buổi học tập, nghiên cứu tại thực địa, các công trình.

          Chính vì thế, trong những năm qua, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau 6 tháng luôn đạt trên 85%, thậm chí sinh viên có thể làm việc và có thêm thu nhập trong chương trình trải nghiệm, có sinh viên có việc làm chính thức khi đang là sinh viên.

Một số ngành như thế có thể kể ra là:

  1. Ngành Kỹ thuật công trình xây dựng.

 

Nhu cầu nhân lực:

 

Theo Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 của Chính Phủ, nhân lực khối ngành xây dựng sẽ tăng từ 2,9 triệu người năm 2010 lên khoảng 5 triệu vào năm 2015 và khoảng 8 – 9 triệu người vào năm 2020. Trong đó, tỷ lệ nhân lực qua đào tạo tăng từ mức 41% năm 2010 lên khoảng 60% năm 2015 và khoảng 65% năm 2020. Bậc sơ cấp nghề chiếm tỷ lệ cao với khoảng 68,5% năm 2015 và khoảng 68% năm 2020, bậc trung cấp chiếm khoảng 25% năm 2015 và khoảng 24% năm 2020. Nhu cầu nhân lực được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học sẽ tăng dần lên với bậc cao đẳng chiếm khoảng 2% năm 2015 và khoảng 3% năm 2020, bậc đại học và trên đại học chiếm khoảng 4,5% năm 2015 và khoảng 5% năm 2020.

  Vị trí việc làm:

 

- Xây dựng dân dụng và công nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư của ngành này có môi trường làm việc rất rộng, đó là các công ty tư vấn, thiết kế và xây dựng (nhà nước cũng như tư nhân), các cơ quan quản lý các cấp, các cơ quan nghiên cứu khoa học – công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực xây dựng dân dụng – công nghiệp. Cụ thể sinh viên có đủ năng lực để làm việc với các vị trí, chức danh sau:

·  Kỹ sư thiết kế kết cấu;

·  Kỹ sư giám sát và thi công;

·  Chuyên viên tư vấn dự án;

·  Chuyên viên quản lý dự án.

- Xây dựng cầu đường: Sau khi tốt nghiệp, người học sẽ được cấp bằng kỹ sư ngành xây dựng cầu đường, có thể đảm nhiệm công tác nghiên cứu, thiết kế, tư vấn giám sát, quản lý dự án, thi công xây dựng các công trình cầu, đường, hầm trong thành phố nói riêng và các công trình giao thông đường bộ nói chung…

  2. Ngành Kỹ thuật điện điện tử:

 

  Nhu cầu nhân lực:

 

Xã hội phát triển, việc hiện đại hoá sản xuất để nâng cao năng suất lao động là nhu cầu rất cần thiết. Hiện nay, các nhà máy đều đang hướng đến tự động hóa điều khiển máy móc thông qua các hệ thống điều khiển. Công việc thiết lập nên các hệ thống điều khiển tự động này chính là công việc của ngành Điện - Điện tử.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động, hiện nay hàng loạt các ngành về cơ khí – kỹ thuật như: Điện tử viễn thông, Cơ Điện tử, .. đang rất thiếu nhân lực. Tuy vậy, nguồn nhân lực có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh nhóm ngành này hiện chỉ đạt mức 54,87%. Vì vậy, cơ hội việc làm cho những sinh viên theo học những nhóm ngành nói trên là rất cao.

  Vị trí việc làm:

 

Vì được học nhiều kiến thức liên quan đến điện và điện tử nên bên cạnh công việc nói trên, kỹ sư ngành Điện - Điện tử có thể làm được rất nhiều công việc. Chẳng hạn, họ có thể làm việc tại công ty điện lực; các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện; các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về qui hoạch mạng lưới điện. Kỹ sư Điện - Điện tử còn có thể tham gia công tác trực tiếp hoặc tư vấn thiết kế, vận hành mạng lưới điện tại tất cả công ty, nhà máy sản xuất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao. Ngoài ra, kỹ sư Điện - Điện tử còn có thể làm việc trong ngành bưu chính viễn thông, Tổng cục Điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc...

  3. Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường

 

  Nhu cầu nhân lực:

 

Những vụ việc xảy ra với môi trường trong thời gian vừa qua như một giọt nước làm tràn ly cho thấy việc xử lý chất thải của các nhà máy, khu công nghiệp, làng nghề,... là một việc hết sức cần thiết. Trong khi đó có thể nói là nguồn nhân lực cho việc này còn rất hạn chế.

 Vị trí việc làm:

 

  Công nghệ môi trường là một chuyên ngành khá mới mẻ, có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Học chuyên ngành này phải nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh - lý - hoá học. Điều này nghĩa là cơ hội xin việc khi ra trường sẽ khá rộng mở với rất nhiều lựa chọn. “Nếu là công nghệ xử lý nước thải, bạn có những lựa chọn sau: các công ty cấp nước, các nhà máy xử lý nước, các công trình xử lý nước thải cho các nhà máy và khu công nghiệp...Nếu là công nghệ xử lý khí thải thì công việc của bạn sẽ là đo đạc chất lượng không khí, đánh giá tác động của môi trường và xử lý không khí ô nhiễm... Còn nếu hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn thì bạn sẽ làm việc với các công trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhà máy hay các khu đô thị...Tóm lại, không thiếu việc để làm. "Dĩ nhiên không phải với mức trình độ từ trung bình trở xuống.”

 

Nếu để liệt kê những đơn vị và tổ chức mà dân CNMT có thể đầu quân thì... kể mãi không hết: Sở Địa chính; Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; các trung tâm bảo vệ môi trường; phòng Quản lý môi trường ở các cấp; Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất; các cơ quan quy hoạch, khai thác thuỷ hải sản. Đấy là chưa kể đến một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm. Tại đây, công việc của các kỹ sư CNMT sẽ tuỳ theo quy mô và chiến lược đầu tư của từng doanh nghiệp. 

 Mọi thông tin xin xem thêm tại link: http://web.hdu.edu.vn/vi-vn/3/5881/LUA-CHON-%C4%90ANG-KY-XET-TUYEN-CAC-NGANH-HOC-TAI-KHOA-KY-THUAT-CONG-NGHE.html

                                                                                                                                      KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

 

 

 

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Video

Album

số lượt truy cập
40582861