Hong Duc university is the first placed for your future or there's a future since your name has been here!

Nghiên cứu sinh Lê Sỹ Chính đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Môi trường đất và nước tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.

Cập nhật lúc: 12:42 AM ngày 04/11/2017

Ngày 27/10/2017, tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội đã diễn ra Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Lê Sỹ Chính, sinh năm 1982, giảng viên Khoa Kỹ thuật Công nghệ, Trường Đại học Hồng Đức

 Tên đề tài luận án: Nghiên cứu giải pháp xử lý nước thải khai thác và chế biến khoáng sản chì, kẽm tại tỉnh Bắc Kạn”

Chuyên ngành:           Môi trường đất và nước                     Mãsố: 62.44.0303

Nghiêncứusinh:           Lê Sỹ Chính                                               

Ngườihướng dẫn:       1. GS.TS. Mai Trọng Nhuận              2. PGS. TSKH.Nguyễn Xuân Hải

Cơ sở đào tạo:             Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Hội đồng chấm luận án gồm 7 thành viên:  PGS.TS.Nguyễn Mạnh Khải- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Chủ tịch Hội đồngGS.TS.Đặng Đình Kim- Viện Công nghệ Môi trường (Phản biện 1); PGS.TS.Nguyễn Ngọc Nông- Trường ĐH Thái Nguyên (Phản biện 2); PGS.TS. Đỗ Văn Bình – Trường ĐH Mỏ Địa chất (Phản biện 3); PGS.TS Hồ Quang Đức- Viện Thổ nhưỡng Nông Hóa (ủy viên); PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh - Trường ĐHKhoa học Tự nhiên- (Uỷ viên); TS. Trần Đăng Quy- Trường ĐHKhoa học Tự nhiên- (Uỷ viên Thư ký).

Đánh giá của Hội đồng về luận án: Luận án đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một luận án tiến sĩ, 7/7 thành viên Hội đồng đồng ý đề nghị cấp bằng tiến sĩ chuyên ngành Môi trường đất và nước, ngành Khoa học Môi trườngcho Nghiên cứu sinh Lê Sỹ Chính.

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:

Giải pháp kết hợp vật liệu và thực vật để xử lý nước thải khai thác và chế biến khoáng sản chì - kẽm được đề xuất dựa trên cơ sở tận dụng bùn thải từ hoạt động chế biến khoáng sản và thực vật địa phương. Kết quả thực nghiệm trong phòng và triển khai thử nghiệm thực tế tại Nhà máy chế biến chì kẽm Lũng Váng (Chợ Đồn, Bắc Kạn) cho thấy tính hiệu quả về xử lý và thân thiện với môi trường của giải pháp được đề xuất. Nhu cầu ngày càng tăng của việc xử lý nước thải khai khoáng, nguồn cung cấp dồi dào bùn thải từ các mỏ chế biến sắt và sự phân bố rộng rãi, tính thích nghi tốt với môi trường của cây Sậy là cơ sở cho thấy ứng dụng của giải pháp này vào thực tế ở Việt Nam có nhiều triển vọng.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án

- Đã chế tạo được vật liệu biến tính từ bùn thải chế biến sắt Bản Cuôn bằng phương pháp biến tính nhiệt và kết hợp thuỷ tinh lỏng.

- Đã đánh giá được khả năng xử lý tốt các kim loại nặng (Mn, As, Cd, Pb, Zn) trong nước thải khu chế biến chì kẽm Lũng Váng (Chợ Đồn - Bắc Kạn) sử dụng mô hình kết hợp giữa vật liệu biến tính đã nêu và bãi lọc trồng cây (Sậy - Phragmites) dòng chảy ngầm

                                                                                                                                           Tin bài: Khoa KTCN

Các tin cũ hơn:

Video

Album

số lượt truy cập
40582858