Hong Duc university is the first placed for your future or there's a future since your name has been here!

VAI TRÒ CỦA THƯ VIỆN TRONG VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Cập nhật lúc: 03:36 PM ngày 27/02/2013

Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta đã được Đảng, Nhà nước cũng như các cấp quản lý giáo dục rất quan tâm. Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 - 2010 đã đề ra phương hướng: Cùng hòa nhịp vào xu hướng đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra sôi nổi khắp nơi trên thế giới, việc đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta cần được xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa trên cơ sở những quan điểm đầy đủ và thống nhất về đổi mới phương pháp dạy và học cũng như những giải pháp phù hợp, khả thi. Như vậy, những định hướng lớn cho tương lai phát triển của ngành giáo dục đã nhấn mạnh đến đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập. Để đổi mới phương pháp dạy và học đòi hỏi: "Người dạy phải dạy thật, người học phải học thật".

Vậy thì "lối" dạy và học mới như thế nào?

 

Lối dạy mới tập trung vào việc làm sao cho học trò hoạt động tư duy càng nhiều càng tốt, Thầy chỉ là người tổ chức, trọng tài cho các nhóm làm việc, học sinh tranh luận chất vấn nhau nếu có điểm tranh cãi chưa ngã ngũ thì thầy giáo sẽ là người giúp học sinh giải quyết. Đó là kiểu dạy lấy người dạy làm trung tâm, kiểu học lấy việc tự học có hướng dẫn làm chính.

 

Muốn "dạy thật, học thật" tôi nghĩ phải có sự thay đổi mang tính hệ thống từ các cấp quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên và học sinh - trong đó cần thiết phải xây dựng các thư viện trở thành" Giảng đường thứ hai"của mỗi nhà trường. Cán bộ Thông tin Thư viện không chỉ là người giữ sách, không chỉ là người trông coi thiết bị thư viện, mà phải là những cán bộ có chuyên ngành, có bản lĩnh và đủ lương tâm để trở thành những trợ giảng đắc lực cho giáo viên và là người định hướng cho học sinh, sinh viên trong việc tìm thông tin. Phải đưa các thư viện vào hoạt động phục vụ theo mô hình thư viện mở, Thư viện thân thiện, lấy người học làm trung tâm, định hướng hội nhập thư viện trường học khu vực và quốc tế.

 

Do đặc thù của ngành thư viện nước ta nhất là trong các trường học, vẫn mang nặng tính truyền thống, người sử dụng thư viện vẫn còn tâm lý trông chờ vào sự bao cấp tài liệu, giáo trình mà không nghĩ rằng nếu cứ mãi như thế sẽ mất đi tính sáng tạo, óc tư duy độc lập của người học. Để trợ giúp và chia sẻ nhiệm vụ xây dựng và phát triển các thư viện, nhất thiết phải nhờ đến xã hội hóa. Trước hết là xã hội hóa trong quản lý điều hành, tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực bền vững cho ngành thông tin thư viện. Ngoài ra phải có sự phối hợp, cộng tác một cách tích cực, có trách nhiệm từ nhiều bộ phận liên quan trong nhà trường.

 

 Thư viện là nơi cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người đọc phát triển toàn diện, đặc biệt là tư duy sáng tạo, góp phần giúp nhà trường hoàn thành sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Để thư viện trường học thật sự là nơi đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục, đòi hỏi phải tăng cường vốn tài liệu, đảm bảo về nội dung, bao gồm đầy đủ về sách giáo khoa, giáo trình sách tham khảo chuyên ngành phù hợp với ngành nghề đào tạo của nhà trường. Bên cạnh đó các nguồn thông tin được bổ sung từ các bài báo cáo khoa học, các báo cáo ngoại khóa theo chuyên đề... vốn tài liệu phải đa dạng về thể loại: ngoài các loại tài liệu sách, báo, tạp chí truyềnthống, cần thu thập đầy đủ các sản phẩm thông tin ở bất kỳ nơi nào và dưới bất cứ dạng nào. Đặc biệt là chất lượng tài liệu phải đảm bảo phù hợp, đáu ứng được yêu cầu sử dụng của người dùng tin.

Nhu cầu của người dùng tin về sản phẩm và dịch vụ thông tin ngày một tăng theo chiều hướng phát triển của nguồn lực thông tin. Vì thế bên cạnh sản phẩm thông tin truyền thống như: hệ thống mục lục, các bản thư mực.... thư viện phải cần phải có kế hoạch xây dựng các sản phẩm thông tin như: cơ sở dữ liệu, ấn phẩm tóm tắt, tổng quan cũng như dịch vụ thông tin mới như: phục vụ theo chế độ hỏi đáp, theo chế độ chọn lọc hội thảo khoa học, nói chuyện chuyên đề, dịch vụ tra cứu thông tin qua mạng.v.v... Các sản phẩm và dịch vụ này sẽ giúp người dùng tin tìm và chọn lọc thông tin phù hợp với nhu cầu của mình một cách dễ dàng, thuật tiện và nhanh chóng.

 

Tăng cường phối kết hợp trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, nhất là các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt là chú ý tới các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện phù hợp với yêu cầu và có tính ổn định cao.

 

Phối hợp bổ sung nguồn lực thông tin tư liệu, nhất là nguồn tài liệu điện tử, thông qua việc mua bán, trao đổi cơ sở dữ liệu thư mục, cơ sở dữ liệu toàn văn, cơ sở dữ liệu chuyên ngành... Nên xây dựng cơ sở dữ liệu theo khổ mẫu chung để có thể trao đổi, chia sẻ thuận lợi trong việc khai thác thông tin.

 

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các thư viện nói chung và thư viện trường học nói riêng là rất quan trọng và cần thiết. Bởi nó mang lại những kết quả tối ưu trong việc lưu trữ, bảo quản, khai thác và giao lưu thông tin, góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ của người dùng tin trong các thư viện nhà trường hiện nay.

 

Sự thành công hay thất bại của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan thông tin thư viện phụ thuộc vào rất nhiều vào cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại. Bời vậy, thư viện trường học cần chú ý đến kiến trúc thư viện, xây dựng, tu sửa mở rộng diện tích đặc biệt là diện tích kho sách để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của tài liệu. Đồng thời cần đầu tư một hệ thống trang thiết bị hiện đại như: máy tính, máy hút bụi, máy hút ẩm, quạt thông gió và các phương tiện kỹ thuật bảo quản khác.v.v... cho Thư viện.

 

Cần thường xuyên thu thập các thông tin phản hồi từ phía người dùng tin, để có hướng điều chỉnh hoạt động trong thư viện cho phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ thông tin.

 

 Bên cạnh những vấn đề nêu trên điều làm những người làm công tác thư viện không khỏi lo lắng, trăn trở, đó là nhân tố con người. Nhìn vào thực tại, những người đang trực tiếp điều hành, tổ chức khai thác thông tin thư viện trong trường học, chúng tôi mong muốn nhân lực làm việc trong thư viện ngày nay không chỉ là Thư viện viên như trước đây, mà còn là những kỹ thuật viên, những biên tập viện và những chuyên viên nghiên cứu, hướng dẫn tham khảo.

 

Nhìn về tương lai, đơn giản là vì để phát triển bền vững. Trong cơ chế khoán chi cho các trường học, giải pháp hữu hiệu là tiết kiệm nguồn nhân lực về số lượng và tăng cường về chất lượng. Với một thư viện, sẽ là thừa về chuyên môn và quá sức về tài chính, nếu sử dụng một lập trình viên. Nhưng lại quá yếu nếu nhân viên thư viện chỉ biết đến tin học văn phòng.

 

Đối với một nhân viên thư viện còn phải biết hướng dẫn, truyền đạt thông tin cho số đông bạn đọc. Nếu họ có kỹ năng sư phạm tối thiểu, kỹ năng thuyết trình bằng tiếng việt và tiếng anh, biết sử dụng và hiểu các tính năng tối thiểu của các thiết bị văn phòng, các thiết bị máy tính điện tử thông dụng.

 

Chúng tôi xin đưa ra hình ảnh lý tưởng theo suy nghĩ của chúng tôi về một nhân viện thư viện kiểu mẫu và hiện đại là phải: "Có một trái tim nhân ái, đầy nhiệt huyết của một người cộng sản, có cái đầu của một người thầy, có niềm say mê lao động, sáng tạo của một nhà khoa học và có sự ứng xử, giao tiếp thân thiện của một nhà tâm lý học ".

Để có thể vươn lên trở thành một thư viện hiện đại, một thư viện điện tử, cần phải tổ chức hoàn thiện hoạt động thông tin, nâng cao chất lượng phục vụ. Muốn đạt được yêu cầu này, thư viện phải tạo ra được sự chuyển biến về chất, phải tiến hành giải pháp đồng bộ để tổ chức hoạt động thông tin thống nhất nhằm phát huy nguồn nội lực, phục vụ có hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và sinh viên trong toàn đại học.

                                                                                   Nguồn: http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các tin mới hơn:

Video

Album

số lượt truy cập
40588046