Hong Duc university is the first placed for your future or there's a future since your name has been here!

Báo cáo đầu năm, làm việc với hiệu trưởng

Cập nhật lúc: 04:20 PM ngày 16/01/2013

 Kính gưỉ:     Ông Hiệu trưởng

 

I. Tình hình chung của khoa

 Khoa CNTT & TT được thành lập theo QĐ ngày 1/4/2009 của HT trường ĐHHĐ,  trên cơ sở tách  bộ phận CNTT từ khoa KTCN (¾ cán bộ và hầu hết máy tính của khoa KT-CN được để lại cho khoa CNTT&TT),  vì vậy về thực chất  khoa đã có bề dày phát triển từ năm 1997. Khoa chuyển sinh hoạt tại CS3 từ 1/2007.

Về nhân sự, hiện tại khoa đang có 29 giảng viên, nhân viên, cơ cấu 4 BM.

 BCN khoa có 2 người: Ô.Toàn TK; B.Đài. P.TK.

Chi uỷ có 1 người: Ô. Chuyên. P. BT. Chi bộ  hiện có 5 đảng viên.

Công đoàn: Ô.Thọ . CT

Liên chi đoàn: Ô.Thọ . BT.

     Đội ngũ hiện tại:  Nhiệt tình công tác, năng động, đoàn kết, nghiêm túc do đó khoa ổn định và đồng thuận. CB NV cố gắng, thẳng thắn, yêu trường và có kỷ cương, có trách nhiệm với sinh viên, kiên định đổi mới và coi trọng chất lượng đào tạo.

    Đội ngũ GV của khoa đã có 14 năm làm việc với CNTT, làm chủ được đào tạo đại học CNTT, đã tổ chức để sinh viên NCKH có giải nhiều cấp, Olimpic Tin học, RoboCon. Khoa đã tiến hành một số đề tài ứng dụng và được áp dụng ngay trong nhà trường (Website hiện dùng của trường, phần mềm quản lý ngân hàng đề thi, phần mềm thi trắc nghiệm online Itest, phần mềm tổng hợp kết quả điều tra qua phiếu…). Các GV của khoa đã tham gia và có các giải VIFOTECH, thi lập trình của NASA …

       Số lượng thiếu, lại đầu tư đi học nhiều nên về chuyên môn đến nay vẫn chưa mạnh, không ổn định, cường độ làm việc lớn, kỹ năng thực tiễn nhìn chung chưa cao. Điều này ảnh hưởng đến việc tổ chức đào tạo, NCKH, phát triển ngành đào tạo và triển khai các chương trình ứng dụng. Số người (GV) làm việc thường xuyên, thường trực 13-15 người. (có ở phụ lục). Việc tuyển CBGD của Khoa rất khó khăn, do môi trường không hấp dẫn và do thủ tục hành chính.

      Về sinh viên, hiện tại khoa đang có 8 lớp (vừa ra trường 3 lớp). Trong đó : Chính quy: 4;  VLVH:  01; liên thông 3 lớp.  Tổng số sinh viên hiện có : 343 người.  Chính quy: 116, VLVH:  29;  Liên thông 198 người. Sinh viên chính quy đang ngày một khó tuyển sinh, số lượng ít, lớp nhỏ, do hiện nay cả nước đã có hơn 300 trường ĐH, CĐ có đào tạo ngành CNTT. Chất lượng SV còn ở mức vừa phải, nhất là về kỹ năng sống, khả năng hội nhập và ngoại ngữ. Hệ Đại học liên thông cũng sẽ gặp khó khăn về tuyển sinh trong thời gian gần đây. Nhiều sinh viên khuyết tật học tập tại khoa. Năm 2012 sẽ có TS từ SV khoa, trong khi thạc sĩ CNTT có từ 2008.

    Về cơ sở vật chất, hiện tại khoa đang quản lý 8 phòng thực hành máy tính và có 1 phòng máy chủ. Tổng số máy tính là 230 máy số máy, số đang vận hành là 184. Máy tính mới nhất trang bị năm 2007, số cũ nhất từ năm 2002. Có 1 PM hoạt động ở CS 1. Việc quản lý cơ sở vật chất an toàn, hiệu quả và có hệ số sử dụng cao.

     Từ năm  2007 trở lại đây, về cơ bản khoa không được đầu tư để phát triển, việc mua sắm bảo trì cũng rất hạn chế. Khoa cũng đang có nhiều máy tính lạc hậu nhất trường.

II. Công việc được giao

    Về tổ chức đào tạo:

1.Khoa được giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo các hệ bậc như sau:

Bậc Đại học: chính quy và Liên thông, VLVH ngành CNTT.

Bậc Cao đẳng, ngành CNTT.

 Khối lượng/năm: 100tc (ĐH) + 80tc (CĐ) + 80 đvht (Liên thông, VLVH) tương đương 4800 tiết giảng dạy.

Đã xây dựng chương trình Liên thông từ TC, ngành CNTT, SP Tin học, bậc ĐH, chưa xong thủ tục ở Bộ.

2. Giảng dạy Tin học đại cương cho tất cả các khoa trong trường, mỗi năm khoảng 40 lớp (2 và 3tc) tương đương 2000 tiết.

3. Các lớp Tin học ứng dụng (KT-QTKD), Tin học cho hệ Toán - Tin khoảng 20 tín chỉ với 400 tiết.

Tổng khối lượng giảng dạy thực hiện khoảng 7300 tiết = 25GV, chưa tính các hoạt động khác quy chuẩn, giảng dạy kỳ hè. Khoa thiếu hẳn ít nhất 10 người GD. Toàn khoa giảng dạy vượt định mức trên 4000 giờ. (14 người giảng viên).

Về đào tạo đại học về cơ bản khoa đã làm chủ chương trình đào tạo và chất lượng, có đ/c được mời thỉnh giảng ở các trường ĐH ngoài. Để giải quyết việc thiếu GV, hàng năm khoa đã phải hợp đồng và  mời thêm các giảng viên ngoài về giảng dạy, vừa tăng cơ hội giao lưu, hợp tác, một phần để giảm tải; tuy nhiên việc mời giáo thỉnh giảng viên ngày càng khó nhất là muốn mời giảng viên có trình độ cao.

Về nghiên cứu khoa học

Khoa cũng đã làm nhiều đề tài cấp trường (cơ sở) và đưa ứng dụng hiệu quả. CB đầu ngành còn thiếu hoặc không có năng lực nên chưa hình thành nhóm chuyên ngành, kết quả khoa học chưa có tầm cao, rộng hoặc tính ứng dụng thấp. Một số người đi học đã có bài báo đăng ở nước ngoài, trong nước và tạp chí kH trường; hy vọng đây là nhân tố tốt cho vài năm tới.

Hiện khoa đang hình thành 4 nhóm chuyên ngành để vừa đưa các hoạt động khoa học và bồi dưỡng có chất lượng, hiệu quả, vừa có thể triển khai ứng dụng và từ đó có sản phẩm hàng hoá hoặc ấn phẩm khoa học. Đây cũng là cách để GV Khoa  dần chủ động hoàn thành và vượt khối lượng nhiệm vụ NCKH với chất lượng đích thực và xây dựng nét đặc thù.

Nhóm xử lý ảnh và trí tuệ nhân tạo: Ô Chuyên, Th. Anh….

Nhóm xử lý tiếng nói: ông Toàn, Định…

Nhóm Hệ thống nhúng: Đài, Phú.

Nhóm mã nguồn mở: Quang. Danh.

Nhóm Tin ứng dụng: Đình…….

   Đang chuẩn bị tích cực cho các bài báo tham dự Hội thảo các vấn đề CNTT toàn quốc tại Cần Thơ, tháng 10/2011.

 Các việc khác: Tham mưu các vấn đề CNTT-TT với nhà trường khi cần, với Tỉnh, ngành khi có việc được giao. Phối hợp các đơn vị trong trường trong các hoạt động tác nghiệp để ổn định, xây dựng và phát triển nhà trường.

III. Các khó khăn, tồn tại và các kiến nghị đề xuất

           Khó khăn.

        Tình hình cán bộ thiếu, đi học nhiều, chất lượng và số lượng tuyển sinh đang bị cạnh tranh gay gắt. Đội ngũ làm chuyên môn đã  thiếu lại càng thiếu do đi học nâng cao trình độ chuyên môn, môi trường công tác chưa hấp dẫn được sinh viên giỏi (trong 8 sinh viên lớp tài năng K1 giữ lại khoa thì có 3 xin thôi việc). Cơ sở về tài liệu và thiết bị dạy học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm còn hạn chế, đặc biệt là chưa có phòng thực hành chuyên ngành.

-   Do thực tiễn phát triển CNTT ở VN nói chung, ở Thanh Hoá nói riêng còn chậm; thị trường CNTT chưa được hình thành nên đầu ra và việc làm đúng chuyên môn của sinh viên còn khó khăn. Những sinh viên đi Hà nội hoặc TP HCM kiếm việc làm thường dễ hơn và có thu nhập cao hơn. Khoa trở thành khoa chuyên ngành cũng đặt ra nhiều thách thức mới.

Các kiến nghị, đề xuất

a. Về nhà trường:

- Về tư tưởng CB những năm gần đây và rất gần đây là có vấn đề, nhất là trước tình hình kinh tế thế giới, luôn bên bờ khủng hoảng; đồng tiền mất giá, giá cả các mặt hàng thiết yếu leo thang, bất ổn về chính trị, thu nhập thực tế của mọi người giảm sút, sức ép của một số chủ trương trong trường làm các mâu thuẫn tiềm ẩn nâng cao.

- Xúc tiến thành lập bằng được Hội đồng trường ĐH theo điều lệ trường ĐH (nhà trường đã có kế hoạch), nhất là đối với một trường ĐH trực thuộc địa phương như Hồng Đức. Điều này là để UB tỉnh, các ngành và nhân dân tỉnh thấu hiểu và có trách nhiệm với trường, nhất là đầu ra, đầu vào và để phát triển nhà trường vững chắc và đúng Luật.

- Có nên xem xét toàn diện lại việc đào tạo theo tín chỉ và có giải pháp tích cực đối với gần 2700 SV đang xếp loại yếu, kém? Củng cố đào tạo hệ liên thông, VLVH, VB2  bằng các giải  pháp kỹ thuật mạnh mẽ vì chất lượng đào tạo hệ này đang có vấn đề ảnh hưởng lớn đến trường và bị cơ chế thị trường điều tiết mạnh.

- Rà soát lại việc thực hiện ISO. Hiện nay đang rất hình thức, không có hiệu quả thực tiễn, đang đối phó với  nhau.

- Có lẽ cần coi trọng việc sinh hoạt các nhóm chuyên ngành, coi trọng nội lực, có chính sách cho các tiến sỹ đào tạo lại đồng nghiệp ngay tại trường (các xemina của CB đầu ngành, coi đây phải là giải pháp chính để nâng cao bền vững chất lượng đội ngũ (chứ không chỉ là bở số lượng bằng cấp của đội ngũ).

- Nên xem xét việc tham gia của trường vào đề án “sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT” của Chính phủ. Lãnh đạo trường cần coi trọng việc tổ chức sử dụng WEBSITE trong quản lý, điều hành và coi việc sử dụng CNTT như là một thước đo của đẳng cấp (hoặc thương hiệu) của cơ quan, doanh nghiệp.

 - Số diện tích đất trống còn lại ở CS3 chưa xây dựng nên trồng cây ngay cho đẹp trường, có thu hoạch kẻo gây ấn tượng về một nhà trường lãng phí tài nguyên, bệ rạc và lại mất tiền công thuê người cắt cỏ.

b. Về khoa:

 + Bổ sung 1Phó TK cho khoa, kiện toàn lại chi uỷ.

 + Trong tình hình hiện tại, khoa muốn trường cho thành lập Hội đồng ngành của khoa (một số khoa thiếu CB cũng vậy). Điều lệ trường ĐH cũng có ghi rõ điều này

Khoa cần tuyển thêm tối thiểu 6 CBGD (đã đề nghị).

 Xây dựng quy chế  làm việc đối với GV kiêm chức, thành viên HĐ ngành (người ngoài tham gia công tác ở trường).

Các CB kiêm thêm chức (ví dụ P.TK và trưởng môn) cần xem xét chế độ cho việc hoàn thành công việc thứ 2, hiện nay không có gì nên bất công.

    + Bổ sung các phòng thực hành mới cho khoa như kế hoạch năm học (khoa sẽ làm dự án). Nếu theo chu kỳ sắm mới (5 năm thay thế) thì hết năm học 2011-2012, máy vi tính tại các PM sẽ thanh lý hết, không còn máy nào. Chuyển phòng máy ở CS1 về CS3 để tập trung quản lý, bảo trì.

+ Việc thanh toán tiền công cho GV mời, xin đề nghị P.KHTC cho nhân viên trực tiếp làm cho khách, các khoa chỉ tham gia theo dõi về chuyên môn và xác nhận giờ dạy theo kế hoạch, hợp đồng.

+ Giải quyết dứt điểm các trường hợp GV xin thôi việc hoặc chuyển công tác của khoa (hiện có 3 trường hợp, để kéo dài không tốt). Chuyển sang ngạch GVTH cho anh Thọ và cô Hiền (đã đề nghị, đủ điều kiện).

TRƯỞNG KHOA

 

 

 Đỗ Văn Toàn

Các tin mới hơn:

Video

Album

số lượt truy cập
40585349