Hong Duc university is the first placed for your future or there's a future since your name has been here!

Khoa CNTT&TT hợp tác đào tạo và NCKH với VNPT Thanh Hóa

Cập nhật lúc: 09:52 PM ngày 20/11/2016

Bắt đầu từ năm 2015, VNPT Thanh Hóa đã ký hợp đồng với Khoa CNTT&TT để đào tạo 2 lớp về quản trị mạng cho các kỹ sư viễn thông, dự kiến đến năm 2017 sẽ có hàng trăm kỹ sư viễn thông của VNPT Thanh Hóa được đào tạo về CNTT.

Trong thời gian qua, Khoa CNTT&TT đã tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ trên địa bàn Tỉnh (VNPT Thanh Hóa, Công ty phần mềm Minh Lộ, Công ty thiết kế Web Hàm Rồng Media,...) nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Các nội dung hợp tác chính bao gồm: hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, bồi dưỡng sinh viên thực tập, ký hợp đồng cộng tác viên với sinh viên thực tập,...

          Sau một thời gian triển khai các chương trình hợp tác, Khoa CNTT&TT đã phát triển được một thương hiệu đáng tín cậy và có uy tín với các đối tác trong và ngoài Tỉnh. Đặc biệt, vấn đề hợp tác giữa Khoa CNTT&TT và VNPT Thanh Hóa đã được đánh giá cao tại Hội nghị "Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2014-2015" vào ngày 14/11/2016 của tập đoàn VNPT. Theo đó, trong lĩnh vực CNTT, VNPT Thanh Hóa sẽ đẩy mạnh hoạt động phát triển, kinh doanh các sản phẩm CNTT trong các lĩnh vực: Chính phủ điện tử, y tế, giáo dục, tài nguyên, môi trường, giao thông… Đặc biệt tham gia triển khai xây dựng các thành phố thông minh.   Ông Lê Nhân Thử, Giám đốc VNPT Thanh Hóa cho rằng, việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ CNTT là định hướng chính xác và VNPT cần tập trung để tìm biện pháp và nguồn lực. Theo ông Thử, trên thực tế VNPT đã đi chậm một bước so với nhiều doanh nghiệp khác về việc cung cấp dịch vụ CNTT. Ví dụ, tại Thanh Hoa là tỉnh nằm trong Top 10 về chỉ số ứng dụng CNTT thì các phần mềm, giải pháp được triển khai tại tỉnh như: y tế, chính phủ điện tử phần lớn các doanh nghiệp khác đã làm. Khi chuyển dịch sang triển khai cung cấp dịch vụ CNTT, một vấn đề đặt ra là VNPT sẽ phải chuyển đổi trình độ lao động để đáp ứng nhu cầu nhân lực về CNTT. Nói về kết quả hợp tác với các trường, viện nghiên cứu trên địa bàn Tỉnh, ông Thử đánh giá cáo các kết quả đã đạt được như sau:

 Về đào tạo: VNPT Thanh Hóa đã ký hợp đồng với Khoa CNTT&TT, Đại học Hồng Đức để đào tạo 2 lớp về quản trị mạng cho các kỹ sư viễn thông, dự kiến đến năm 2017 sẽ có hàng trăm kỹ sư viễn thông của VNPT Thanh Hóa được đào tạo về CNTT.

Về nghiên cứu khoa học: Khoa CNTT&TT, Trường Đại học Hồng Đức đang thực hiện theo đơn đặt hàng của VNPT Thanh Hóa đề tài "Xây dựng bộ công cụ phần mềm phát triển công nghệ nhà thông minh (smart home)" của TS. Phạm Thế Anh, Phó Trưởng khoa CNTT&TT làm chủ nhiệm. Thị trường Nhà thông minh tại Việt Nam vẫn đang còn trong giai đoạn sơ khai. Tại Việt Nam, công nghệ nhà thông minh đã được nghiên cứu và phát triển bởi một số ít công ty công nghệ lớn như Bkav, FPT. Các công ty trên thị trường hiện tại chủ yếu cung cấp các giải pháp phần cứng dưới dạng một bộ các thiết bị cảm ứng (sensors), hỗ trợ các chức năng cơ bản (cảnh báo cháy nổ, điều khiển các thiết bị điện tử theo kịch bản có sẵn, giám sát tòa nhà từ xa một cách thủ công,...).  Tuy nhiên, các sản phẩm của các nhà cung cấp trên vẫn yêu cầu tính tương tác vật lý với người dùng, khả năng xử lý tự động thấp và chưa được trang bị các công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến (deep learning), các công nghệ xử lý dữ liệu hình ảnh và video thu nhận qua camera (như nhận dạng chủ nhà, nhận dạng hành vi người dùng, ra lệnh bằng giọng nói, phát hiện kẻ lạ, phát hiện xâm nhập qua camera, phát hiện và cảnh báo trộm cắp tự động, theo dõi và điều khiển các thiết bị điện tử trong nhà từ xa qua nền web hoặc điện thoại ...). Ngoài ra, chi phí cài đặt và triển khai công nghệ nhà thông minh của các công ty trên khá cao, mới chỉ áp dụng trên phạm vi nhỏ cho các gia đình có điều kiện, chưa áp dụng rộng rãi trong cuộc sống. Thông qua dự án hợp tác lần này, hai bên tham vọng sẽ xây dựng một sản phẩm Nhà thông minh có nhiều tính năng ưu trội, có giá thành triển khai thấp, phù hợp với nhiều khách hàng có tình hình tài chính thuộc phân khúc tầm trung.

Ảnh bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Quản trị giữa Trường Đại học Hồng Đức và VNPT Thanh Hóa

      

Đại diện lãnh đạo Nhà trường trao học bổng cho các học viên xuất sắc của khóa học 

        Ông Thử kiến nghị, Tập đoàn cần quan tâm đến đào tạo nhân lực về CNTT và tăng kinh phí đào tạo cho các đơn vị. Cần phải định nghĩa lại nội dung công việc cho đội ngũ nhân lực hiện có cho phù hợp với yêu cầu công việc, yêu cầu của khách hàng. 

         Đồng ý với kiến nghị này, ông Phạm Đức Long - Tổng giám đốc VNPT, cũng cho rằng, khâu đào tạo chuyển hệ nguồn nhân lực của VNPT cũng bị chậm, sắp tới nguồn nhân lực viễn thông sẽ bị giảm khoảng 18-20% trong thời gian tới, trong khi nhu cầu nguồn nhân lực CNTT lại càng tăng cao khi VNPT chuyển dịch sang cung cấp dịch vụ và giải pháp CNTT. Do đó, việc đào tạo về CNTT cho các kỹ sư viễn thông của VNPT sẽ là nhiệm vụ mà Tập đoàn và các đơn vị chú trọng trong thời gian tới.

        Dựa vào thế mạnh riêng của Khoa CNTT&TT, Nhà trường và VNPT Thanh Hóa hi vọng trong thời gian tới sẽ có hướng nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin mang tính đặc thù. 

Xem bài gốc trên ICTNews: ictnews.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep/vnpt-xin-thanh-lap-tong-cong-ty-ve-cong-nghe-thong-tin-145777.ict

Đưa tin: Lê Văn Hào, Khoa CNTT&TT

 

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Video

Album

số lượt truy cập
40585067