Hong Duc university is the first placed for your future or there's a future since your name has been here!

Đề án xác định vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và số lượng CBVC công tác tại Khoa CNTT&TT

Cập nhật lúc: 03:07 PM ngày 06/04/2021

 ĐỀ ÁN XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM CƠ CẤU CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊNCHỨC VÀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG GIAI ĐOẠN 2018 – 2020

MỤC LỤC

 

Phần I. 1

CĂN CỨ PHÁP LÝ, THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG.. 1

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ.. 1

II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ. 1

2.1. Khái quát việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của đơn vị 1

2.1.1. Quá trình thành lập và kiện toàn tổ chức. 1

2.1.2. Chức năng của Khoa. 2

2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Khoa. 2

2.2. Cơ cấu tổ chức đơn vị, chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức cấu thành đơn vị. 2

2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ cácBộ môn. 3

a. Chức năng. 3

b. Nhiệm vụ. 3

2.2.2. Tổ Quản lý phòng máy. 4

a. Chức năng. 4

b. Nhiệm vụ. 4

2.2.3. Chi bộ Khoa. 4

a. Chức năng. 4

b. Nhiệm vụ. 4

2.2.4. Công đoàn Khoa. 5

a. Chức năng. 5

2.3. Số lượng người làm việc (biên chế), lao động hợp đồng của đơn vị. 5

a. Số lượng người làm việc được nhà trường giao (đến thời điểm thực hiện xây dựng Đề án) 5

b. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo: 6

c. Về trình độ lý luận chính trị: 6

d. Về cơ cấu theo chức danh nghề nghiệp: 6

e. Các tiêu chí khác: 6

2.4. Cơ chế hoạt động tài chính; thu, chi và cân đối tài chính. 7

2.5. Thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ viên chức, lao động của đơn vị. 7

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG.. 7

Phần II. 9

XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM, CƠ CẤU CHỨC DANH VIÊN CHỨC VÀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC CỦA ĐƠN VỊ. 9

I. MỤC TIÊU.. 9

II. YÊU CẦU.. 9

III. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM... 9

3.1. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc quản lý, điều hành: 04 vị trí 9

3.1.1. Trưởng khoa: 9

3.1.1.1. Nhiệm vụ. 9

3.1.1.2. Tiêu chuẩn. 10

3.1.2. Phó Trưởng khoa. 11

Gồm phó trưởng khoa phụ trách đào tạo sau đại học và phụ trách nghiên cứu khoa học. 11

3.1.2.1. Phó Trưởng khoa phụ trách đào tạo sau đại học. 11

3.1.2.1.2. Tiêu chuẩn. 12

3.1.2.2. Phó Trưởng khoa phụ trách nghiên cứu khoa học. 12

3.1.3. Trưởng Bộ môn. 13

3.1.4.1. Nhiệm vụ: 14

3.1.4.2 Tiêu chuẩn: 14

3.1.4. Phó Trưởng bộ môn. 15

3.1.5.1. Nhiệm vụ. 15

3.1.5.2. Tiêu chuẩn: 15

3.2. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp (4 vị trí) 15

3.2.1. Giảng viên Khoa học máy tính & hệ thống thông tin. 16

3.2.1.1 Nhiệm vụ. 16

3.2.1.2. Tiêu chuẩn. 16

3.2.3. Giáo viên thực hành Khoa học máy tính & Hệ thống thông tin. 18

3.2.3.1. Nhiệm vụ. 19

3.2.3.2. Tiêu chuẩn. 19

3.2.4. Giáo viên thực hành Mạng và Truyền thông. 20

3.2.4.1. Nhiệm vụ. 20

3.2.4.2. Tiêu chuẩn. 20

3.2.3. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ phục vụ (04 vị trí) 21

3.2.3.1. Trợ lý giáo vụ. 21

3.2.3.2. Trợ lý công tác học sinh, sinh viên. 22

3.2.3.3. Hành chính khoa. 23

3.2.3.3. Cán bộ phòng máy. 24

3.2.2.3.1. Nhiệm vụ. 24

3.2.2.3.2. Tiêu chuẩn. 24

IV. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC.. 25

V. XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC.. 33

5.1. Vị trí việc làm gắn với công việc quản lý, điều hành (11 người) 33

5.2. Vị trí việc làm gắn với hoạt động nghề nghiệp (20 người) 34

5.3. Vị trí việc làm gắn với hỗ trợ phục vụ (4 người) 34

5.5. Tổng số lượng người làm việc cần có (bao gồm cả các vị trí quản lý): 24người. 34

5.6. Tổng hợp chung vị trí việc làm và số lượng người làm việc: 34

Phần III. 36

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ. 36

I. Tổ chức thực hiện. 36

II. Kiến nghị và đề xuất 36

1. Với Hiệu trưởng: 36

2. Với các đơn vị liên quan: 36


Phần I

CĂN CỨ PHÁP LÝ, THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG

VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

 

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012;

2. Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP;

3. Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

4. Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2016;

5. Quyết định số 829/QĐ-ĐHHĐ ngày 27/5/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức về ban hành “Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên Trường Đại học Hồng Đức”.

6. Quyết định số 1397/QĐ-ĐHHĐ ngày 27 /8/2018 về việc giao biên chế trong các đơn vị trực thuộc trường đại học Hồng Đức.

II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ.

2.1. Khái quát việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của đơn vị

2.1.1. Quá trình thành lập và kiện toàn tổ chức

   Năm 1997 cùng với sự thành lập của Trường Đại học Hồng Đức, Khoa Kỹ thuật Công nghệ (KTCN) được thành lập và làmộttrong 10 khoa đầu tiên của nhà trường. Đội ngũ cán bộ của khoa dựa trên cơ sở của Tổ Tin học đại cương của 3 trường: Cao đẳng Sư phạm; Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật; Cao đẳng Y tế Thanh Hoá. Mặc dù là khoa mới (các khoa còn lại đều có tiền thân là các khoa chuyên ngành của các trường cũ và có bề dày đào tạo lâu năm), nhưng lại là khoa được nhà trường và Tỉnh đặt nhiều kì vọng để đem về nhiều đột phá cho Trường và cho Tỉnh. Để tập trung hơn vào phát triển đào tạo CNTT, ngày01/04/2009 Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CNTT&TT) đượcthànhlập trên cơ sở tách bộ phận Tin học từ khoa KTCN (với hơn 70% cán bộ và hầu như toàn bộ cơ sở vậtchất cũ của khoa KTCN được để lại cho khoa CNTT&TT). Vì vậy tuy mớithànhlập nhưng về thựcchất Khoa đã có bề dàypháttriển từ năm 1997.

2.1.2. Chức năng của Khoa

Tổ chức, triển khai các hoạt động giáo dục đại học, thực hiện các chương trình đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học thuộc ngành Công nghệ thông tin, chuyên ngành Khoa học máy tính (sau đại học); Tổ chức, triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ, và hợp tác quốc tế.

2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Khoa

-     Quản lý viên chức, người lao động khác và người học thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;

-     Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo trong khoa theo kế hoạch chung của trường, bao gồm: xây dựng chương trình đào tạo (CTĐT) của các ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông; tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các học phần; tổ chức xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình phục vụ quá trình đào tạo các ngành học của Khoa; tổ chức cải tiền phương pháp giảng dạy và thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học;

-     Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của Khoa; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;

-     Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, ngành nghề đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo;

-     Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và người lao động khác thuộc khoa;

-     Tổ chức đánh giá cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên trong khoa và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong trường theo quy định của nhà trường.

-     Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và các thiết bị được nhà trường giao; tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các công tác khác khi được Hiệu trưởng giao trong quá trình xây dựng và phát triển Nhà trường.

2.2. Cơ cấu tổ chức đơn vị, chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức cấu thành đơn vị.

Tổ chức chuyên môn của Khoa CNTT&TT được phân thành 4 bộ môn chuyên ngành hẹp, bao gồm: Khoa học máy tính, Các hệ thống thông tin, Kỹ thuật máy tính và truyền thông, và Tin học ứng dụng. Ngoài ra Khoa còn có một Tổ quản lý phòng máy trực thuộc Khoa. Về đoàn thể, Khoa có các tổ chức Chi bộ và Công đoàn Khoa.  Chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức trong Khoa như sau

2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ cácBộ môn

a. Chức năng

Tổ chức, triển khai và thực hiện các hoạt động đào tạo, quản lý giảng dạy và chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy các học phần do bộ môn phụ trách; Tổ chức, triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ, và hợp tác quốc tế.

b. Nhiệm vụ

- Quản lý giảng dạy và chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy các học phần do bộ môn phụ trách.

- Xây dựng, cải tiến và hoàn thiện nội dung các học phần do bộ môn phụ trách; tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung học phần; đề xuất mua sắm, bổ sung sách, giáo trình, tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập của các học phần do bộ môn phụ trách.

- Xây dựng kế hoạch dự giờ, hội thảo khoa học, sinh hoạt chuyên môn học thuật; thực hiện tốt việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học.

- Nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của sinh viên theo quy định của nhà trường; tổ chức các hoạt động học thuật liên quan đến lĩnh vực quản lý chuyên môn của bộ môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

- Đề xuất, tham mưu cho lãnh đạo khoa các vấn đề về đào tạo và nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực của bộ môn; tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ theo kế hoạch của Trường và Khoa; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, các tổ chức khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội; tham gia hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn của bộ môn.

- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học của bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực chuyên môn của bộ môn.

- Tổ chức đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên, giáo viên thực hành trong bộ môn theo yêu cầu của Hội đồng trường, Hiệu trưởng và Trưởng khoa.

- Quản lý, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm cơ sở vật chất, thiết bị, tài sản được giao cho bộ môn quản lý.

2.2.2.Tổ Quản lý phòng máy

a. Chức năng

-     Quản lý, bảo trì và bảo dưỡng hệ thống các thiết bị được Nhà trường và Khoa giao quản lý (Máy tính cá nhân, máy chủ, thiết bị mạng…). Vệ sinh thường xuyên, sắp xếp ngăn nắp, khoa học đảm bảo thiết bị hoạt động tốt cho các buổi thực hành

-     Đề xuất, áp dụng và tổ chức thực hiện quản lý các tài sản được giao; khai thác hiệu quả hệ thống máy tính và cơ sở vật chất của Khoa. Xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp các thiết bị của khoa được giao quản lý (Máy tính cá nhân, máy chủ, thiết bị mạng…) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức.

-     Phục vụ cán bộ, giáo viên, giảng viên nhà trường giảng dạy theo kế hoạch.

b. Nhiệm vụ

-     Lên lịch thực hành hàng tuần phù hợp với kế hoạch đào tạo của bộ môn, Khoa và Nhà trường. Chuẩn bị đúng, đủ các điều kiện để tổ chức các buổi thực hành theo chương trình quy định của môn học, học phần.

-     Quản lý sổ nhật ký phòng máy chặt chẽ; kiểm tra việc ghi chép sổ nhật ký đúng và đủ (Đối với giảng viên và sinh viên của lớp thực hành)

-     Quản lý, bảo trì và bảo dưỡng hệ thống các thiết bị được giao quản lý (Máy tính cá nhân, máy chủ, thiết bị mạng…). Vệ sinh thường xuyên, sắp xếp ngăn nắp, khoa học đảm bảo thiết bị hoạt động tốt cho các buổi thực hành

-     Đề xuất, áp dụng và tổ chức thực hiện quản lý các tài sản được giao; khai thác hiệu quả hệ thống máy tính và cơ sở vật chất của Khoa. Xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp các thiết bị của khoa được giao quản lý (Máy tính cá nhân, máy chủ, thiết bị mạng…) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức.

-     Thường xuyên cập nhập và khai thác tính năng tác dụng của thiết bị, có sáng kiến về tổ chức thực hành và khai thác thiết bị;

-     Phục vụ cán bộ, giáo viên theo kế hoạch.

2.2.3. Chi bộ Khoa

a. Chức năng

Chi bộ là hạt nhân chính trị ở cơ sở; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của Khoa và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả; chủ động và phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để xây dựng hệ thống chính trị ở Khoa vững mạnh, trong sạch, văn minh.

b. Nhiệm vụ

- Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học

- Lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng

- Lãnh đạo công tác xây dựng đảng, phát triển đảng và công tác tổ chức, cán bộ

- Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

- Lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

2.2.4. Công đoàn Khoa

a. Chức năng

Công đoàn Khoa là tổ chức chính trị - xã hội của người lao động, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, cán bộ viên chức trong Khoa; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của Khoa về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

b. Nhiệm vụ:

- Phân công công việc cho từng thành viên trong Ban chấp hành CĐ và kiểm soát các thành viên thực hiện công việc được giao

- Tham gia soạn thảo các loại quyết định xây dựng phát triển đội ngũ, thông báo liên quan đến công tác nhân sự đơn vị.

- Phối hợp tham gia công tác giáo dục chính trị tư tưởng, thực hiện quy chế dân chủ và đánh giá CBĐV, hợp đồng lao động, chế độ chính sách đối với CBVC- LĐ trong khoa theo học kỳ và năm học dựa trên các tiêu chuẩn quy định

- Thay mặt người lao động giám sát thực hiện chế độ chính sách đối với CBVC theo quy chế của trường và chế độ chính sách của Nhà nước (Quy định chức danh, đào tạo, bồi dưỡng, lương, bảo hiểm XH, y tế, nghỉ phép, hưu trí, thôi việc, an toàn lao động và các loại phụ cấp, trợ cấp khác)

- Tham gia thực hiện giáo dục chính trị tư tưởng, các hoạt động liên quan đến chăm sóc sức khoẻ cho CBVC-LĐ của khoa, công tác thi đua khen thưởng, công tác tài chính, phát triển đoàn viên.

- Duy trì sinh hoạt thường kỳ, quản lý hồ sơ đoàn viên theo quy định của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

- Chịu trách nhiệm trước Công đoàn trường và Chi ủy về tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của CĐ khoa

- Chỉ đạo Ban chấp hành CĐ khoa duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.

2.3. Số lượng người làm việc (biên chế), lao động hợp đồng của đơn vị.

a. Số lượng người làm việc được nhà trường giao (đến thời điểm thực hiện xây dựng Đề án)

Tổng số lượng người làm việcđược nhà trường giao: 24, thời điểm xây dựng đề án trong đó:

+       Số lượng biên chế (viên chức)đang làm việc đến thời điểm xây dựng Đề án: 16

+       Số lượng hợp đồng hiện có: 06người;

+       Lao động Hợp đồng theo Nghị định số 68 = 0 người.

b. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo:

+ Tiến sĩ:                      Số lượng: 4 người = 18 %

+ Thạc sĩ:                     Số lượng: 11 người = 50 %

+ Cử nhân/Kỹ sư:        Số lượng: 7 người = 33.3 %

+ Cao đẳng:                 Số lượng: 0 người = 0 %

+ Trung cấp:                Số lượng: 0 người = 0 %

+ Chưa qua đào tạo:   Số lượng: 0 người = 0 %

c. Về trình độ lý luận chính trị:

+ Cao cấp, cử nhân:                Số lượng:       0 người = 0%

+ Trung cấp:                            Số lượng:       2 người = 9 %

+ Chưa qua đào tạo:               Số lượng:       20 người = 91 %

d. Về cơ cấu theo chức danh nghề nghiệp:

- Giảng viên cao cấp:             Số lượng: 0 người = 0 %

- Giảng viên chính:                 Số lượng: 1 người = 5 %

- Giảng viên:                           Số lượng: 11 người = 50 %

- Đối tượng khác, GVTH:      Số lượng: 10 người = 45 %

e. Các tiêu chí khác:

- Trình độ ngoại ngữ: 05 người Tiếng Anh iBT, 01 Tiếng Anh TOEIC,05 Tiếng Anh B1, 03 Văn bằng 2 Tiếng Anh.

- Trình độ Tin học: Có bằng Đại học trở lên (21).

- Giới tính; Nam: 10; Nữ: 12.

- Tuổi đời trung bình: 35 tuổi

- Ngạch (hoặc chức danh nghề nghiệp) viên chức đang giữ:

+ Ngạch:  V07.01.02, Số lượng: 1

+ Ngạch:  V07.01.03, Số lượng: 11

+ Ngạch:  V.07.05.15, Số lượng: 08

+ Ngạch: 01.003, Số lượng: 01 (hành chính khoa)

+ Ngạch: 01.003, Số lượng: 01 (trợ lý nghiệp vụ)

- Thâm niên công tác (kinh nghiệm nghề nghiệp): từ 2 năm trở lên.

2.4. Cơ chế hoạt động tài chính; thu, chi và cân đối tài chính.

Thực hiện theo kế hoạch tài chính của nhà trường.

2.5. Thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ viên chức, lao động của đơn vị.

Trong 3 năm qua, Khoa CNTT&TT đã có nhiều bước phát triển trong việc hoàn thiện và kiện toàn cơ cấu tổ chức: lần đầu tiên kể từ khi thành lập, Ban chủ nhiệm khoa được kiện toàn và bổ nhiệm đầy đủ, có trình độ và chuyên môn phù hợp với ngành nghề đào tạo (công nghệ thông tin). Các bộ môn, tổ công tác trong khoa được rà soát, sắp xếp và cơ cấu lại cho phù hợp với các chuyên ngành hẹp của khoa.

Công tác đề nghị Nhà trường tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, sử dụng, bố trí công tác, chuyển công tác; công tác đánh giá, quy hoạch và việc quản lý quy hoạch đội ngũ viên chức lãnh đạo, quản lý; công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, cách chức, miễn nhiệm được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình. 

Việc thực hiện chế độ nâng ngạch, xếp chuyển ngạch, xếp ngạch, nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, chế độ phụ cấp tiền lương; chế độ thôi việc, nghỉ hưu; việc tinh giản biên chế, ký kết hợp đồng lao động kịp thời và đảm bảo theo quy định của Nhà nước.

Trên cơ sở đó, kết quả hoạt động của Khoa trong những năm gần đây thực sự để lại nhiều ấn tượng nổi bật ở tất cả các lĩnh vực (tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, đề tài dự án cấp cao, hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân) và tiếp tục thể hiện một xu hướng phát triển bền vững trong những năm tới.

Mặc dù vậy, vấn đề nhân sự trong Khoa vẫn còn tồn tại một số bất cập. Số lượng viên chức, người lao động trong Khoa có xu hướng ngày càng giảm (năm 2016 có 01 cán bộ nghỉ chế độ, năm 2017 chuyển công tác 01 đồng chí, năm 2018 có 02 đồng chí nghỉ chế độ và 01 đồng chí xin nghỉ việc vì lý do sức khỏe,…). Số lượng viên chức trong khoa vẫn còn khiêm tốn (15 viên chức trên chỉ tiêu 24 của năm 2018). Nhiều cán bộ đã công tác tại Khoa từ lâu nhưng vẫn chưa được biên chế, thi tuyển vào vị trí viên chức. Công tác tuyển dụng cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực, tâm huyết chưa được thuận lợi. Hiện tại, số người làm việc thường xuyên tại Khoa khoảng 21 người, do vậy thường xuyên bị quá tải trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường. Nhiều bộ môn, cán bộ, giảng viên thường xuyên phải làm việc quá định mức với quyết tâm và cố gắng rất lớn để có thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chuyên môn.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Nhìn chung, công tác phát triển độ ngũ cán bộ và tổ chức bộ máy của Khoa đã có nhiều kết quả nổi bật và quan trọng trong thời gian quan. Tuy nhiên, xét về số lượng, chất lượng đội ngũ công chức, viên chức so sánh với yêu cầu của công việc, vị trí việc làm của viên chức; đề xuất, kiến nghị để công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành đáp ứng được yêu cầu công việc của đơn vị trong hiện tại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển bền vững của Khoa.

Trên cơ sở thực trạng về tổ chức, biên chế, hoạt động; căn cứ pháp lý, dẫn đến sự cần thiết phải xây dựng Đề án vị trí việc làm của đơn vị.


 

Phần II

XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM, CƠ CẤU CHỨC DANH VIÊN CHỨC VÀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC CỦA ĐƠN VỊ

 

I. MỤC TIÊU

- Việc xây dựng Đề án vị trí việc làm theo đúng quy định của Nghị định 41/2012/NĐ-CP và Thông tư 14/2012/TT-BNV.

- Xây dựng Đề án vị trí việc làm phải đảm bảo đúng theo tinh thần Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

-  Xác định Danh mục vị trí việc làm của Khoa và của từng bộ môn để xác định số lượng người làm việc trong Khoa; Làm căn cứ để đề xuất Nhà trường tuyển dụng, ký hợp động lao động, sắp xếp, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng hạng, bổ nhiệm, đánh giá, quy hoạch cán bộ, viên chức; góp phần đổi mới cơ chế quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trong Khoa và Nhà trường

- Phát hiện những chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân trong đơn vị để kịp thời điều chỉnh phù hợp.

II. YÊU CẦU

Xây dựng Đề án vị trí việc làm phải đảm bảo các yêu cầu sau:

-     Đề án phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý viên chức và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và thực tế của Khoa;

-     Gắn vị trí việc làm với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức và tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý tương ứng mà cá nhân đảm nhiệm theo các văn bản quy định của cấp có thẩm quyền;

-     Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Khoa và Nhà trường.

III. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM

            Từ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị để xác định số lượng, vị trí việc làm của đơn vị, như sau:

3.1. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc quản lý, điều hành: 04 vị trí

3.1.1. Trưởng khoa:

3.1.1.1. Nhiệm vụ

a. Nhiệm vụ chung:

-     Quản lý giảng viên, người lao động khác và người học thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;

-     Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo trong khoa theo kế hoạch chung của trường;

-     Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa;

-     Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, ngành nghề đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo;

-     Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và người lao động khác thuộc khoa;

-     Tổ chức đánh giá cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên trong khoa và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong trường theo quy định của nhà trường.

-     Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và các thiết bị được nhà trường giao; tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các công tác khác khi được Hiệu trưởng giao trong quá trình xây dựng và phát triển Nhà trường.

-     Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Nhà trường.

-     Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao và theo thẩm quyền được pháp luật quy định.

b.      Nhiệm vụ cụ thể:

-     Trực tiếp phụ trách các mảng công việc: Tuyển sinh, Đào tạo (Chính quy, liên thông, VB2), Tổ chức cán bộ, Thi đua - Khen thưởng, ISO, Website Khoa.

-     Trực tiếp quản lý bộ môn: Các Hệ thống thông tin.

3.1.1.2. Tiêu chuẩn

a. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:

-     Có bản lĩnh chính trị vững vàng; không có biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí;

-     Có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh;

-     Đoàn kết nội bộ; gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của nhà trường và nơi cư trú;

-     Ham học hỏi, cầu thị tiến bộ; trung thực trong thực thi nhiệm vụ.

b. Năng lực thực tiễn:

-     Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành; có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn công tác được giao; am hiểu tình hình, nhiệm vụ của đơn vị;

-     Hoàn thành tốt nhiệm vụ, triển khai có hiệu quả công việc được giao; chủ động, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ;

-     Có năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành;

-     Có khả năng tập hợp quần chúng và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.

c. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

-     Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên;

-     Có bằng tiến sĩ;

-     Qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục, quản lý nhà nước; 

-     Mã ngạch giảng viên chính;

-     Có trình độ ngoại ngữ B1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Trường hợp làm luận án tiến sĩ bằng tiếng Anh tại nước ngoài được miễn yêu cầu về trình độ ngoại ngữ.

-     Là giảng viên có uy tín, có kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, có ít nhất 3 năm tham gia giảng dạy và quản lý cấp bộ môn

3.1.2. Phó Trưởng khoa

Gồm phó trưởng khoa phụ trách đào tạo sau đại học và phụ trách nghiên cứu khoa học.

3.1.2.1. Phó Trưởng khoa phụ trách đào tạo sau đại học

3.1.2.1.1. Nhiệm vụ

- Giúp Trưởng khoa, thay mặt Trưởng khoa trực tiếp chỉ đạo, điều hành các mạng công việc được giao

- Trực tiếp phụ trách các mảng công việc: đào tạo cao học ngành Khoa học máy tính, quan hệ quốc tế, tổ chức hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, quản lý thiết bị, phát triển chương trình đào tạo.

- Quản lý trực tiếp bộ môn Kỹ thuật máy tính & Truyền thông, tổ quản lý phòng máy.

3.1.2.1.2. Tiêu chuẩn

a. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:

-     Có bản lĩnh chính trị vững vàng; không có biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí;

-     Có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh;

-     Đoàn kết nội bộ; gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của nhà trường và nơi cư trú;

-     Ham học hỏi, cầu thị tiến bộ; trung thực trong thực thi nhiệm vụ.

b.      Năng lực thực tiễn:

-     Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành; có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn công tác được giao; am hiểu tình hình, nhiệm vụ của đơn vị;

-     Hoàn thành tốt nhiệm vụ, triển khai có hiệu quả công việc được giao; chủ động, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ;

-     Có năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành;

-     Có khả năng tập hợp quần chúng và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.

c. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

-     Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên;

-     Có bằng tiến sĩ;

-     Qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục, quản lý nhà nước; 

-     Có trình độ ngoại ngữ B1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Trường hợp làm luận án tiến sỹ bằng tiếng Anh tại nước ngoài được miễn yêu cầu về trình độ ngoại ngữ.

-     Là giảng viên có uy tín, có kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, có ít nhất 3 năm tham gia giảng dạy và quản lý cấp bộ môn;

3.1.2.2. Phó Trưởng khoa phụ trách nghiên cứu khoa học

3.1.2.2.1. Nhiệm vụ

- Giúp Trưởng khoa, thay mặt Trưởng khoa trực tiếp chỉ đạo, điều hành các mạng công việc được giao

- Trực tiếp phụ trách các mảng công việc: Nghiên cứu khoa học, học sinh sinh viên, văn thể mỹ.

- Quản lý trực tiếp bộ môn Khoa học máy tính và Tin ứng dụng

3.1.2.2.2. Tiêu chuẩn

a. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:

-     Có bản lĩnh chính trị vững vàng; không có biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí;

-     Có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh;

-     Đoàn kết nội bộ; gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của nhà trường và nơi cư trú;

-     Ham học hỏi, cầu thị tiến bộ; trung thực trong thực thi nhiệm vụ.

b. Năng lực thực tiễn:

-     Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành; có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn công tác được giao; am hiểu tình hình, nhiệm vụ của đơn vị;

-     Hoàn thành tốt nhiệm vụ, triển khai có hiệu quả công việc được giao; chủ động, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ;

-     Có năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành;

-     Có khả năng tập hợp quần chúng và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.

c. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

-     Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên;

-     Có bằng tiến sĩ;

-     Qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục, quản lý nhà nước; 

-     Có trình độ ngoại ngữ B1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Trường hợp làm luận án tiến sỹ bằng tiếng Anh tại nước ngoài được miễn yêu cầu về trình độ ngoại ngữ.

-     Là giảng viên có uy tín, có kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, có ít nhất 3 năm tham gia giảng dạy và quản lý cấp bộ môn;

3.1.3. Trưởng Bộ môn

Gồm 4 người phụ trách các lĩnh vực:

-         Khoa học máy tính

-         Kỹ thuật máy tính và truyền thông

-         Công nghệ phần mềm và tin ứng dụng

-         Hệ thống thông tin

3.1.4.1. Nhiệm vụ:

-     Tổ chức thực hiện về nội dung, tiến độ giảng dạy, học tập của các môn học thuộc bộ môn quản lý trong chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của trường, của khoa.

-     Tham mưu cho lãnh đạo khoa các vấn đề về đào tạo và nghiên cứu khoa học liên quan đến bộ môn. Phân công chuyên môn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy các học phần do bộ môn quản lý); Theo dõi và kiểm tra việc giảng dạy và học tập trên lớp của GV và HSSV trong Bộ môn theo đúng quy chế quy định.

-     Xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học, tổ chức biên soạn giáo trình phù hợp với nội dung môn học, xây dựng tài liệu tham khảo liên quan đến môn học được Trưởng khoa và Hiệu trưởng giao.

-     Nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của sinh viên theo quy định của Nhà trường; tổ chức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học được phân công.

-     Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của Trường và khoa; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn của bộ môn, bổ sung nguồn tài chính cho trường; tạo điều kiện để người học tham gia vào hoạt động khoa học và công nghệ của bộ môn.

-     Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học của bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực chuyên môn.

-     Tổ chức đánh giá cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, lao động hợp đồng trong Bộ môn và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong khoa, trường theo quy định của nhà trường.

-     Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và các thiết bị được khoa giao; tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các công tác khác khi được Hiệu trưởng giao trong quá trình xây dựng và phát triển Nhà trường.

-     Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng khoa giao.

3.1.4.2 Tiêu chuẩn:

a. Tiêu chuẩn chung:

-     Có bản lĩnh chính trị vững vàng; không có biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí;

-     Có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh;

-     Đoàn kết nội bộ; gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của nhà trường và nơi cư trú;

-     Ham học hỏi, cầu thị tiến bộ; trung thực trong thực thi nhiệm vụ.

-     Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành; có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn công tác được giao; am hiểu tình hình, nhiệm vụ của bộ môn và đơn vị;

-     Hoàn thành tốt nhiệm vụ, triển khai có hiệu quả công việc được giao; chủ động, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ;

-     Có năng lực quản lý, điều hành;

-     Có khả năng tập hợp quần chúng và phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.

b. Tiêu chuẩn cụ thể:

-     Có bằng tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của bộ môn

-     Qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục; 

-     Có trình độ ngoại ngữ B1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

-     Là giảng viên có uy tín, có kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học;

3.1.4. Phó Trưởng bộ môn

Gồm 04 người phụ trách các lĩnh vực:

-         Khoa học máy tính

-         Kỹ thuật máy tính và truyền thông

-         Công nghệ phần mềm và tin ứng dụng

-         Hệ thống thông tin

3.1.5.1. Nhiệm vụ

Phó trưởng bộ môn là người giúp việc cho Trưởng bộ môn, thực hiện các công việc được Trưởng bộ môn phân công. Sau khi giải quyết xong công việc, Phó trưởng bộ môn phải có trách nhiệm báo cáo lại với Trưởng bộ môn.

3.1.5.2. Tiêu chuẩn: Như đối với trưởng bộ môn.

3.2. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp (4 vị trí)

Gồm các vị trí giảng viên và giáo viên thuộc hành thuộc hai nhóm lĩnh vực chuyên môn sau:

-         Khoa học máy tính & Hệ thống thông tin

-         Mạng & truyền thông

3.2.1. Giảng viên Khoa học máy tính & hệ thống thông tin

3.2.1.1 Nhiệm vụ chung

-     Giảng dạy, coi thi, chấm thi, ra đề thi các học phần thuộc lĩnh vực khoa học máy tính và hệ thống thông tin, công nghệ phần mềm và học phần được phân côngkhác theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo.

-     Tham gia xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo; tham gia đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên;

-     Chủ trì hoặc tham gia biên soạn sách phục vụ đào tạo;

-     Tổ chức và tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học; viết và tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học; tham gia triển khai các hoạt động chuyển giao công nghệ cho cơ sở sản xuất;

-     Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;

-     Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy.

-     Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên.

-     Tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

-     Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.

3.2.1.2. Tiêu chuẩn

a. Tiêu chuẩn chung

-     Giảng viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, được đồng nghiệp, người học và cộng đồng tin cậy, yêu mến, kính trọng.

-     Gương mẫu thực hiện và tích cực tuyên truyền, vận động đồng nghiệp và người học chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.

-     Yêu nghề, tâm huyết, trách nhiệm với nghề nghiệp, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo.

-     Lối sống lành mạnh, văn minh, tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, chuẩn mực trong quan hệ với đồng nghiệp và người học.

b. Tiêu chuẩn cụ thể     

-     Trình độ thạc sĩ trở lên hoặc và có bằng tốt nghiệp đại học chính quy loại khá trở lên về các lĩnh vực công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, Công nghệ phần mềm, Toán tin);

-     Có tư duy thuật toán tốt, có kiến thức chuyên sâu vềcác thuật toán cơ bản về một hướng nghiên cứu cụ thể trong lĩnh vực Khoa học máy tính hoặc Hệ thống thông tin;

-     Thành thạo ít nhất một loại ngôn ngữ lập trình cơ bản và một hệ quản trị cơ sở dữ nâng cao.

-     Có trình độ ngoại ngữ B1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, hoặc chứng chỉ Toefl, IELTS tương đương;

-     Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên;

-     Có chứng chỉ bồi dưỡng hạng giảng viên;

-     Có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học; ứng dụng, triển khai những kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào công tác giáo dục và đào tạo, sản xuất và đời sống. 

3.2.2. Giảng viên Mạng và Truyền thông

3.2.2.1 Nhiệm vụ chung

-     Giảng dạy, coi thi, chấm thi, ra đề thi các học phần thuộc lĩnh vực mạng và truyền thông và học phần được phân công khác theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo.

-     Tham gia xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo; tham gia đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên;

-     Chủ trì hoặc tham gia biên soạn sách phục vụ đào tạo;

-     Tổ chức và tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học; viết và tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học; tham gia triển khai các hoạt động chuyển giao công nghệ cho cơ sở sản xuất;

-     Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;

-     Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy.

-     Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên.

-     Tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

-     Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.

3.2.2.2. Tiêu chuẩn

a. Tiêu chuẩn chung

-     Giảng viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, được đồng nghiệp, người học và cộng đồng tin cậy, yêu mến, kính trọng.

-     Gương mẫu thực hiện và tích cực tuyên truyền, vận động đồng nghiệp và người học chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.

-     Yêu nghề, tâm huyết, trách nhiệm với nghề nghiệp, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo.

Lối sống lành mạnh, văn minh, tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, chuẩn mực trong quan hệ với đồng nghiệp và người học.

b. Tiêu chuẩn cụ thể

-       Trình độ thạc sĩ trở lên hoặc và có bằng tốt nghiệp đại học chính quy loại khá trở lên về các lĩnh vực Mạng và Truyền thông, ưu tiên các chuyên ngành: Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật mạng, Công nghệ thông tin, Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu;

-       Có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Mạng máy tính và quản trị mạng máy tính. Có kiến thức và kỹ năng về thiết kế, xây dựng và quản trị các hệ thống máy tính.

-       Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ thiết kế và quản trị mạng.

-       Có kiến thức về an ninh mạng, có kỹ năng sử dụng các công cụ hỗ trợ giám sát an toàn thông tin mạng máy tính.

-       Có kiến thức và kỹ năng về lập trình các ứng dụng trên mạng, sử dụng thành thạo một ngôn ngữ lập trình mạng.

-       Có trình độ ngoại ngữ B1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, hoặc chứng chỉ Toefl, IELTS tương đương;

-       Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên;

-       Có chứng chỉ bồi dưỡng hạng giảng viên;

-       Có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học; ứng dụng, triển khai những kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào công tác giáo dục và đào tạo, sản xuất và đời sống. 

3.2.3. Giáo viên thực hành Khoa học máy tính & Hệ thống thông tin

3.2.3.1. Nhiệm vụ

-     Giảng dạy thực hành, coi thi, chấm thi, ra đề thi các học phần thuộc lĩnh vực Khoa học máy tính, hệ thống thông tin, công nghệ phần mềm của các loại hình đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp;

-     Tham gia xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo; tham gia đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên;

-     Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;

-     Tham gia công tác khác như cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm và thực tập;

-     Học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

-     Xây dựng kế hoạch dự giờ, sinh hoạt chuyên môn học thuật; thực hiện tốt việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học;

-     Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công;

-     Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công.

3.2.3.2. Tiêu chuẩn

a. Tiêu chuẩn chung:

-     Giảng viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, được đồng nghiệp, người học và cộng đồng tin cậy, yêu mến, kính trọng.

-     Gương mẫu thực hiện và tích cực tuyên truyền, vận động đồng nghiệp và người học chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.

-     Yêu nghề, tâm huyết, trách nhiệm với nghề nghiệp, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo.

-     Lối sống lành mạnh, văn minh, tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, chuẩn mực trong quan hệ với đồng nghiệp và người học.

b. Tiêu chuẩn cụ thể

-     Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy về lĩnh vực chuyên môn theo quy định (Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, Công nghệ phần mềm);

-     Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên;

-     Có chứng chỉ bồi dưỡng hạng giảng viên;

-     Có tư duy thuật toán tốt;

-     Nắm chắc được một loại ngôn ngữ lập trình và một hệ quản trị cơ sở dữ liệu nâng cao

-     Ttrình độ ngoại ngữ B1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, hoặc chứng chỉ Toefl, IELTS tương đương.

3.2.4. Giáo viên thực hành Mạng và Truyền thông

3.2.4.1. Nhiệm vụ

-     Giảng dạy thực hành, coi thi, chấm thi, ra đề thi các học phần thuộc lĩnh vực mạng máy tính và truyền thông của các loại hình đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp;

-     Tham gia xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo; tham gia đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên;

-     Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;

-     Tham gia công tác khác như cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm và thực tập;

-     Học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

-     Xây dựng kế hoạch dự giờ, sinh hoạt chuyên môn học thuật; thực hiện tốt việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học;

-     Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công;

-     Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công.

3.2.4.2. Tiêu chuẩn

a. Tiêu chuẩn chung:

-     Giảng viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, được đồng nghiệp, người học và cộng đồng tin cậy, yêu mến, kính trọng.

-     Gương mẫu thực hiện và tích cực tuyên truyền, vận động đồng nghiệp và người học chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.

-     Yêu nghề, tâm huyết, trách nhiệm với nghề nghiệp, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo.

Lối sống lành mạnh, văn minh, tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, chuẩn mực trong quan hệ với đồng nghiệp và người học.

b. Tiêu chuẩn cụ thể

-       Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy loại khá trở lên về lĩnh vực Mạng và Truyền thông, ưu tiên tốt nghiệp các chuyên ngành: Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật mạng, Công nghệ thông tin, Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu;

-       Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ thiết kế, xây dựng và quản trị các hệ thống máy tính.

-       Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ giám sát an toàn thông tin mạng máy tính.

-       Có kỹ năng về lập trình các ứng dụng trên mạng, sử dụng thành thạo một ngôn ngữ lập trình mạng.

-       Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên;

-       Có trình độ ngoại ngữ B1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, hoặc chứng chỉ Toefl, IELTS tương đương.

3.2.3. Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ phục vụ (04 vị trí)

3.2.3.1. Trợ lýgiáo vụ

a. Nhiệm vụ

-     Tham mưu cho Trưởng khoa lập kế hoạch giảng dạy và tổ chức thực hiện các học phần theo quản lý của Khoa;

-     Tham mưu cho Trưởng khoa giải quyết các công việc liên quan đến công tác đào tạo, công tác sinh viên đúng quy chế của Bộ GD&ĐT và các quy định của Trường;

-     Lập kế hoạch thi kết thúc môn học, thi học kỳ; gửi lịch thi cho các phòng ban liên quan; Tổ chức thi kết thúc môn học, thi học kỳ theo các quy định của trường đã được ban hành, gửi kết quả về trường đúng quy định;

-     Phổ biến tới sinh viên các quy chế, quy định về học tập, thi kiểm tra, các chế độ, chính sách; hướng dẫn sinh viên xin cấp các loại giấy tờ cần thiết theo đúng quy trình đã ban hành;

-     Theo dõi tình hình thực hiện nề nếp, kế hoạch dạy và học, tiến độ giảng dạy của các lớp do khoa quản lý;

-     Sắp xếp, bảo quản hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác đào tạo của khoa theo đúng quy định về bảo quản, lưu giữ hồ sơ, tài liệu của trường;

-     Thực hiện các nội dung công việc khác theo yêu cầu của Khoa và Nhà trường.

b, Tiêu chuẩn:

-     Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của ngành, lĩnh vực và các kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao;

-     Hiểu rõ các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý của nghiệp vụ thuộc phạm vi được giao;

-     Nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch, các quyết định cụ thể và có kiến thức am hiểu về mảng công tác được giao; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu;

-     Có khả năng tổng kết và đề xuất, cải tiến nghiệp vụ quản lý; có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có năng lực triển khai công việc bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;

-     Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm.

-     Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

-     Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin

3.2.3.2. Trợ lý công tác học sinh,sinh viên

a. Nhiệm vụ

-     Giúp trưởng khoa và nhà trường thực hiện đúng chế độ chính sách, xét điểm rèn luyện, học bổng bảo đảm công bằng và khách quan cho sinh viên

-     Báo cáo tình hình sinh viên qua giao ban cho trưởng khoa, định kỳ hoặc đột suất bằng văn bản.

-     Kết hợp với cố vấn học tập, Liên chi đoàn và Hội sinh viên trong các công việc có liên quan đến sinh viên;

-     Tìm hiểu để nắm sát tình hình mọi mặt của sinh viên (học tập, ăn ở sinh hoạt nội, ngoại trú và đề xuất kịp thời các biện pháp giáo dục khen thưởng).

-     Kết hợp với Đoàn thanh niên giao ban hàng tuần, tháng và phổ biến chủ trương của khoa, trường.

-     Phát hiện và giúp trưởng khoa phòng chống các tệ nạn XH, HIV…

-     Phụ trách xây dựng CSDL về cựu sinh viên.

-     Khảo sát sự hài lòng của nhà tuyển dụng và chất lượng ĐT thông  qua Nhà tuyển dụng lao động.

b. Tiêu chuẩn

-     Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của ngành, lĩnh vực và các kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao;

-     Hiểu rõ các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý của nghiệp vụ thuộc phạm vi được giao;

-     Nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch, các quyết định cụ thể và có kiến thức am hiểu về mảng công tác được giao; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu;

-     Có khả năng tổng kết và đề xuất, cải tiến nghiệp vụ quản lý; có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có năng lực triển khai công việc bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;

-     Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm.

-     Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

-     Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

3.2.3.3. Hành chính khoa

a.Nhiệm vụ:

-     Làm công tác hành chính cho Trưởng khoa;

-     Quản lý, theo dõi các hồ sơ, công văn của khoa;

-     Giúp trưởng khoa quản lý văn phòng khoa và các tài sản, văn phòng phẩm;

-     Nhận công văn của trường các đơn vị liên quan báo cáo Trưởng khoa;

-     Nộp chuyển các văn bản đến các đơn vị và trường;

-     Quản lý các tài sản các phòng học và thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập theo yêu cầu của trưởng khoa;

-     Chịu trách nhiệm quản lý, đônđốc công tác vệ sinh môi trường khu học tập và các vị trí được trưởng khoa phân công;

-     Soạn thảo văn bản được Trưởng khoagiao;

-     Làm công tác hành chính cho trưởng khoa.

b. Tiêu chuẩn:

-     Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của ngành, lĩnh vực và các kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao;

-     Hiểu rõ các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý của nghiệp vụ thuộc phạm vi được giao;

-     Nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch, các quyết định cụ thể và có kiến thức am hiểu về mảng công tác được giao; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu;

-     Có khả năng tổng kết và đề xuất, cải tiến nghiệp vụ quản lý; có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có năng lực triển khai công việc bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;

-     Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm.

-     Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

-     Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin

3.2.3.3. Cán bộ phòng máy

3.2.2.3.1. Nhiệm vụ

-     Quản lý, bảo trì và bảo dưỡng hệ thống các thiết bị được giao quản lý (Máy tính cá nhân, máy chủ, thiết bị mạng…). Vệ sinh thường xuyên, sắp xếp ngăn nắp, khoa học đảm bảo thiết bị hoạt động tốt cho các buổi thực hành

-     Lên lịch thực hành hàng tuần phù hợp với kế hoạch đào tạo của bộ môn, Khoa và Nhà trường. Chuẩn bị đúng, đủ các điều kiện để tổ chức các buổi thực hành theo chương trình quy định của môn học, học phần.

-     Quản lý sổ nhật ký phòng máy chặt chẽ; kiểm tra việc ghi chép sổ nhật ký đúng và đủ (Đối với giảng viên và sinh viên của lớp thực hành)

-     Đề xuất, áp dụng và tổ chức thực hiện quản lý các tài sản được giao; khai thác hiệu quả hệ thống máy tính và cơ sở vật chất của Khoa. Xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp các thiết bị của khoa được giao quản lý (Máy tính cá nhân, máy chủ, thiết bị mạng…) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức.

-     Thường xuyên cập nhập và khai thác tính năng tác dụng của thiết bị, có sáng kiến về tổ chức thực hành và khai thác thiết bị.

3.2.2.3.2. Tiêu chuẩn

a. Tiêu chuẩn chung:

-     Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý do Đảng, Nhà nước và Đại học Hồng Đức quy định.

-     Hoàn thành tốt nhiệm vụ đã và đang thực hiện; có tầm nhìn và năng lực, triển vọng đóng góp tốt ở cương vị tương ứng được giao.

-     Có tinh thần và khả năng hợp tác, phối hợp có hiệu quả với các đơn vị, với các cán bộ liên quan trong và ngoài khoa CNTT&TT cũng như trong và ngoài đơn vị.

-     Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

b. Tiêu chuẩn cụ thể:

-     Có học vị cử nhân trở lên, chuyên ngành công nghệ thông tin, hoặc kỹ thuật máy tính.

-     Có kinh nghiệm trong việc cài đặt, và sử dụng cơ bản các phần mềm chuyên ngành cơ bản hoặc chuyên ngành chuyên sâu.

-     Có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm tổ chức, quản lý, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị và bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy tính, quản trị mạng.

-     Có trình độ ngoại ngữ bậc2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

IV. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC

Vị trí việc làm, nhiệm vụ, tiêu chuẩn và cơ cấu chức danh nghề nghiệp của đơn vị như sau:

TT

Vị trí việc làm

Nhiệm vụ chung

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp gắn với vị trí việc làm

Y/c ngạch VC, CDNN[1]

1

Trưởng khoa

- Quản lý người lao động thuộc Khoa;

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động về đào tạo, NCKH theo kế hoạch chung của trường;

- Tổ chức đánh giá người lao động trong Khoa; xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ (chuyên môn, chính trị, tư tưởng,…);

- Quản lý và sử dụng có hiệu cơ sở vật chất trong Khoa

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định;

- Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên;

- Có bằng tiến sĩ đúng chuyên ngành

- Có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục, quản lý nhà nước

- Có trình độ ngoại ngữ B1 khung tham chiếu châu âu

V.07.01.02

 

2

2.1. Phó Trưởng khoa phụ trách đào tạo sau đại học

- Giúp Trưởng khoa, thay mặt Trưởng khoa trực tiếp chỉ đạo, điều hành các mạng công việc được giao

- Trực tiếp phụ trách các mảng công việc: đào tạo cao học ngành Khoa học máy tính, quan hệ quốc tế, tổ chức hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, quản lý thiết bị, phát triển chương trình đào tạo.

- Quản lý trực tiếp bộ môn Kỹ thuật máy tính & Truyền thông, tổ quản lý phòng máy.

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định;

- Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên;

- Có bằng tiến sĩ đúng chuyên ngành

- Có chứng chỉ bồi dưỡng về vụ quản lý giáo dục, quản lý nhà nước;

- Có trình độ ngoại ngữ B1 khung tham chiếu châu âu

V.07.01.03

 

2.2. Phó Trưởng khoa phụ trách nghiên cứu khoa học

- Giúp Trưởng khoa, thay mặt Trưởng khoa trực tiếp chỉ đạo, điều hành các mạng công việc được giao

- Trực tiếp phụ trách các mảng công việc: Nghiên cứu khoa học, học sinh sinh viên, văn thể mỹ.

- Quản lý trực tiếp bộ môn Khoa học máy tính và Tin ứng dụng

 

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định;

- Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên;

- Có bằng tiến sĩ đúng chuyên ngành

- Có chứng chỉ bồi dưỡng về vụ quản lý giáo dục, quản lý nhà nước;

- Có trình độ ngoại ngữ B1 khung tham chiếu châu âu

V.07.01.03

 

3

Trưởng bộ môn

- Tổ chức thực hiện về nội dung, tiến độ giảng dạy, học tập của các học phần do bộ môn quản lý

- Tham mưu cho lãnh đạo khoa các vấn đề về đào tạo và nghiên cứu khoa học liên quan đến bộ môn.

- Theo dõi và kiểm tra việc giảng dạy và học tập trên lớp của GV và HSSV trong Bộ môn theo đúng quy chế quy định.

- Xây dựng và hoàn thiện nội dung các học phần, tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo,...

- Nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức kiểm tra, đánh giá học phần.

- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

- Tổ chức đánh giá cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, lao động hợp đồng trong Bộ môn và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong khoa.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng khoa giao.

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định;

- Có bằng tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của bộ môn

- Qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục; 

- Có trình độ ngoại ngữ B1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

- Là giảng viên có uy tín, có kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

 

V.07.01.03

 

4

Phó Trưởng BM

Phó trưởng bộ môn là người giúp việc cho Trưởng bộ môn, thực hiện các công việc được Trưởng bộ môn phân công. Sau khi giải quyết xong công việc, Phó trưởng bộ môn phải có trách nhiệm báo cáo lại với Trưởng bộ môn.

 

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định;

- Có bằng tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của bộ môn

- Qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục; 

- Có trình độ ngoại ngữ B1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

- Là giảng viên có uy tín, có kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

V.07.01.03

 

5

Giảng viên Khoa học máy tính & Hệ thống thông tin

- Giảng dạy, coi thi, chấm thi, ra đề thi thuộc các lĩnh vực khoa học máy tính, hệ thống thông tin, công nghệ phần mềm theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo.

- Tham gia xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo; tham gia đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên;

- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn sách phục vụ đào tạo;

- Tổ chức và tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học;

- Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy.

- Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định;

- Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên hoặc tốt nghiệp đại học chính quy loại khá trở lênvề lĩnh vực Công nghệ thông tin, khoa học máy tính, hệ thống thông tin

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; chứng chỉ bồi dưỡng hạng giảng viên;

- Có trình độ ngoại ngữ B1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

- Có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học.

V.07.01.03

 

6

Giảng viên Mạng và Truyền thông

- Giảng dạy, coi thi, chấm thi, ra đề thi thuộc các lĩnh vực mạng và truyền thông theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo.

- Tham gia xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo; tham gia đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên;

- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn sách phục vụ đào tạo;

- Tổ chức và tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học;

- Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy.

- Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.

- Trình độ thạc sĩ trở lên hoặc và có bằng tốt nghiệp đại học chính quy loại khá trở lên về các lĩnh vực Mạng và Truyền thông, ưu tiên các chuyên ngành: Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật mạng, Công nghệ thông tin, Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu;

- Có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Mạng máy tính và quản trị mạng máy tính. Có kiến thức và kỹ năng về thiết kế, xây dựng và quản trị các hệ thống máy tính.

- Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ thiết kế và quản trị mạng.

- Có kiến thức về an ninh mạng, có kỹ năng sử dụng các công cụ hỗ trợ giám sát an toàn thông tin mạng máy tính.

- Có kiến thức và kỹ năng về lập trình các ứng dụng trên mạng, sử dụng thành thạo một ngôn ngữ lập trình mạng.

- Các yêu cầu khác theo quy định của giảng viên.

 

V.07.01.03

7

Giáo viên thực hành Khoa học máy tính & Hệ thống thông tin

- Giảng dạy thực hành, coi thi, chấm thi, ra đề thi thực hành các học phần thuộc lĩnh vực khoa học máy tính, hệ thống thông tin, công nghệ phần mềm của các loại hình đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp;

- Tham gia xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo; tham gia đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên;

- Tham gia công tác khác như cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm và thực tập;

- Học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

- Xây dựng kế hoạch dự giờ, sinh hoạt chuyên môn học thuật; thực hiện tốt việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học;

- Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công.

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy về lĩnh vực chuyên môn theo quy định (Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, Công nghệ phần mềm);

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng hạng giảng viên;

- Có tư duy thuật toán tốt;

- Nắm chắc được một loại ngôn ngữ lập trình và một hệ quản trị cơ sở dữ liệu nâng cao

- Ttrình độ ngoại ngữ B1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, hoặc chứng chỉ Toefl, IELTS tương đương.

V.07.05.15

8

Giáo viên thực hành Mạng và truyền thông

- Giảng dạy thực hành, coi thi, chấm thi, ra đề thi các học phần thuộc lĩnh vực mạng máy tính và truyền thông của các loại hình đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp;

- Tham gia xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo; tham gia đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên;

- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;

- Tham gia công tác khác như cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm và thực tập;

- Học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

- Xây dựng kế hoạch dự giờ, sinh hoạt chuyên môn học thuật; thực hiện tốt việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học;

- Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công.

 

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy loại khá trở lên về lĩnh vực Mạng và Truyền thông, ưu tiên tốt nghiệp các chuyên ngành: Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật mạng, Công nghệ thông tin, Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu;

- Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ thiết kế, xây dựng và quản trị các hệ thống máy tính.

- Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ giám sát an toàn thông tin mạng máy tính.

- Có kỹ năng về lập trình các ứng dụng trên mạng, sử dụng thành thạo một ngôn ngữ lập trình mạng.

- Các yêu cầu khác của giáo viên thực hành

V.07.05.15

9

Giáo vụ

- Tham mưu cho Trưởng khoa lập kế hoạch giảng dạy và tổ chức thực hiện các học phần theo quản lý của Khoa;

- Tham mưu cho Trưởng khoa giải quyết các công việc liên quan đến công tác đào tạo, công tác sinh viên đúng quy chế của Bộ GD&ĐT và các quy định của Trường;

- Lập kế hoạch thi kết thúc môn học, thi học kỳ; gửi lịch thi cho các phòng ban liên quan; Tổ chức thi kết thúc môn học, thi học kỳ theo các quy định của trường đã được ban hành, gửi kết quả về trường đúng quy định;

- Phổ biến tới sinh viên các quy chế, quy định về học tập, thi kiểm tra, các chế độ, chính sách; hướng dẫn sinh viên xin cấp các loại giấy tờ cần thiết theo đúng quy trình đã ban hành;

- Theo dõi tình hình thực hiện nề nếp, kế hoạch dạy và học, tiến độ giảng dạy của các lớp do khoa quản lý;

- Sắp xếp, bảo quản hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác đào tạo của khoa theo đúng quy định về bảo quản, lưu giữ hồ sơ, tài liệu của trường;

- Thực hiện các nội dung công việc khác theo yêu cầu của Khoa và Nhà trường.

- Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của ngành, lĩnh vực và các kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao;

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm.

- Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ TT&TT.

01003

10

Trợ lý HSSV

- Giúp trưởng khoa và nhà trường thực hiện đúng chế độ chính sách, xét điểm rèn luyện, học bổng bảo đảm công bằng và khách quan cho sinh viên

- Báo cáo tình hình sinh viên qua giao ban cho trưởng khoa, định kỳ hoặc đột suất bằng văn bản.

- Kết hợp với cố vấn học tập, Liên chi đoàn và Hội sinh viên trong các công việc có liên quan đến sinh viên;

- Tìm hiểu để nắm sát tình hình mọi mặt của sinh viên (học tập, ăn ở sinh hoạt nội, ngoại trú và đề xuất kịp thời các biện pháp giáo dục khen thưởng).

- Kết hợp với Đoàn thanh niên giao ban hàng tuần, tháng và phổ biến chủ trương của khoa, trường.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về cựu sinh viên; tham gia khảo sát sự hài lòng của nhà tuyển dụng và chất lượng đào tạo thông qua Nhà tuyển dụng lao động.

- Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của ngành, lĩnh vực và các kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao;

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm.

- Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ TT&TT.

01003

11

Hành chính Khoa

- Quản lý các tài sản các phòng học và thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập theo yêu cầu của trưởng khoa;

- Giúp trưởng khoa quản lý văn phòng khoa và các tài sản, văn phòng phẩm;

- Chịu trách nhiệm quản lý, đôn đốc công tác vệ sinh môi trường khu học tập và các vị trí được trưởng khoa phân công;

- Nhận công văn của trường các đơn vị liên quan báo cáo trưởng khoa;

- Nộp chuyển các văn bản đến các đơn vị và trường;

- Ghi chép các hồ sơ, công văn của trường và khoa;

- Làm công tác hành chính cho trưởng khoa và các công việc khác do Trưởng khoa phân công.

- Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của ngành, lĩnh vực và các kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao;

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm.

- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ TT&TT.

- Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

01003

12

Cán bộ phòng máy

- Quản lý, bảo trì và bảo dưỡng hệ thống các thiết bị được giao quản lý

- Lập lịch thực hành hàng tuần phù hợp với kế hoạch đào tạo của bộ môn, Khoa và Nhà trường

- Chuẩn bị đúng, đủ các điều kiện để tổ chức các buổi thực hành theo chương trình quy định của môn học, học phần

- Quản lý sổ nhật ký phòng máy chặt chẽ

- Đề xuất, áp dụng và tổ chức thực hiện quản lý các tài sản được giao; khai thác hiệu quả hệ thống máy tính và cơ sở vật chất của Khoa

- Xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp các thiết bị của khoa được giao quản lý, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức.

-  Thường xuyên cập nhập và khai thác tính năng tác dụng của thiết bị, có sáng kiến về tổ chức thực hành và khai thác thiết bị.

- Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của ngành, lĩnh vực và các kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao;

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở về lĩnh vực Công nghệ thông tin; hoặc kỹ thuật máy tính

- Có trình độ ngoại ngữ B1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

13096 hoặc 01003 hoặc V.07.05.15

 

V. XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC

5.1. Vị trí việc làm gắn với công việc quản lý, điều hành (11 người)

-     Vị trí Trưởng khoa: 01 người.

-     Vị trí Phó Trưởng khoa: 02 người

                  + Phó trưởng khoa phụ trách đào tạo sau đại học

                  + Phó trưởng khoa phụ trách nghiên cứu khoa học

-     Vị trí Trưởng bộ môn: 04 người

            + Trưởng bộ môn Khoa học máy tính

            + Trưởng bộ môn Kỹ thuật máy tính và truyền thông

            + Trưởng bộ môn Hệ thống thông tin

            + Trưởng bộ môn Công nghệ phần mềm và tin ứng dụng

-     Vị trí Phó Trưởng bộ môn: 04 người

            + Phó Trưởng bộ môn Khoa học máy tính

            + Phó Trưởng bộ môn Kỹ thuật máy tính và truyền thông

            + Phó Trưởng bộ môn Hệ thống thông tin

            + Phó Trưởng bộ môn Công nghệ phần mềm và tin ứng dụng

5.2. Vị trí việc làm gắn với hoạt động nghề nghiệp (20 người)

-     Vị trí giảng viên Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin: 11 người.

-     Vị trí giảng viên Mạng và Truyền thông: 5 người.

-     Vị trí giáo viên thực hành Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin: 3 người.

-     Vị trí giáo viên thực hành Mạng và Truyền thông: 1 người.

5.3. Vị trí việc làm gắn với hỗ trợ phục vụ (4 người)

-     Vị trí hành chính Khoa: 0.5 người.

-     Vị trí trợ lý giáo vụ: 01 người.

-     Vị trí trợ lý công tác HSSV: 0.5 người.

-     Vị trí quản lý phòng máy: 2 người.

5.5. Tổng số lượng người làm việc cần có (bao gồm cả các vị trí quản lý):  24người.

Trong đó: 

-     Số lượng người làm việc được giao:24

-     Số lượng người làm việc tăng thêm đề nghị Hiệu trưởng phê duyệt để quyết định thực hiện theo cơ chế tự chủ: 2người (hiện tại có 22 người).

-     Lộ trình thực hiện số lượng người tăng thêm:

+       Năm 2018: 01 người

+       Năm 2019: 01 người

5.6. Tổng hợp chung vị trí việc làm và số lượng người làm việc:

TT

VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Số lượng vị trí làm việc

Số lượng người làm việc

I

Vị trí việc làm gắn với công việc quản lý, điều hành

4

11

1

Vị trí cấp Trưởng khoa

1

1

2

Vị trí Phó Trưởng khoa

1

2

3

Vị trí Trưởng bộ môn

1

4

4

Vị trí Phó trưởng bộ môn

1

4

II

Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp

4

20

5

Vị trí việc làm giảng viên Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin

1

11

6

Vị trí việc làm giảng viên Mạng và Truyền thông

1

5

7

Vị trí việc làm giáo viên thực hành Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin

1

3

8

Vị trí việc làm giáo viên thực hành Mạng và Truyền thông

1

1

III

Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ

4

4

9

Vị trí Trợ lý giáo vụ

1

1

10

Vị trí Trợ lý công tác HSSV

1

1/2

11

Vị trí hành chính khoa

1

1/2

12

Vị trí quản lý phòng máy

1

2


Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Tổ chức thực hiện

  Khoa CNTT&TT có trách nhiệm chủ trì việc xây dựng đề án vị trí việc làm trên cơ sở thực trạng về cơ cấu tổ chức, biên chế, hoạt động tại Khoa; thành lập Ban xây dựng đề án gồm các cán bộ chủ chốt trong khoa và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; chủ động phối hợp với các phòng ban liên quan (phòng TC-CB, phòng KH-TC,…) và Ban Giám hiệu để xin ý kiến, chỉ đạo cần thiết phục vụ xây dựng đề án vị trí việc làm có chất lượng; trình Ban giám hiệu qua phòng TC-CB phê duyệt đề án.

II. Kiến nghị và đề xuất

1. Với Hiệu trưởng:

Có ý kiến chỉ đạo các phòng ban liên quan hỗ trợ, giải đáp các vướng mắc của Khoa trong quá trình xây dựng đề án vị trí việc làm.

2. Với các đơn vị liên quan:

Phòng TC-CB cung cấp các văn bản, tài liệu, cơ sở pháp lý cần thiết để Khoa xây dựng đề án vị trí việc làm; tư vấn, giải đáp các vướng mắc của Khoa trong quá trình thực hiện đề án.

Phòng KH-TC cung cấp các văn bản, tài liệu, số liệu cần thiết cho việc lập dự toán kinh phí xây dựng đề án.

Trên đây là Đề án xác định vị trí việc làm giai đoạn 2018-2020 của Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông; kính đề nghị Hiệu trưởng xem xét, quyết định./.

 

PHÊ DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG

KT. HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Hoàng Nam

TRƯỞNG BAN XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

TRƯỞNG KHOA

 

 

 

 

 

 

Phạm Thế Anh

 

 



[1] Yêu cầu ngạch viên chức, chức danh nghề nghiệp


Các tin cũ hơn:

Video

Album

số lượt truy cập
40585349