Hong Duc university is the first placed for your future or there's a future since your name has been here!

10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU CỦA KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI NĂM 2013

Cập nhật lúc: 06:38 PM ngày 04/01/2014

          Năm 2013 đang trôi về những giờ phút cuối cùng, BBT trang Web của khoa KHXH xin chọn ra 10 sự kiện tiêu biểu nhất của khoa trong năm 2013 để bạn đọc tham khảo và cùng bình chọn (xếp theo thứ tự tiêu biểu):

          1. Ba Nhà giáo được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư.

         Tháng 11/2013, lần đầu tiên trong lịch sử 16 năm xây dựng và phát triển của khoa và nhà trường, 3 nhà giáo Hoàng Thanh Hải (Trưởng khoa KHXH), Hoàng Thị Mai (Phó Trưởng khoa KHXH), Hỏa Thị Thúy (GV khoa KHXH) đã được Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước và Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức bổ nhiệm chức danh PGS. Đây cũng là điều ít có đối với bất kỳ một khoa đào tạo của các trường Đại học ở nước ta.

           2. Tập thể khoa KHXH đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh năm thứ 3 liên tiếp.

          Năm học 2012- 2013, là năm thứ 3 liên tiếp, khoa KHXH đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh. Cũng trong năm học 2012-2013, PGS.TS Hoàng Thanh Hải (Trưởng khoa KHXH) đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Tỉnh; TS. Hoàng Thị Huệ (GV bộ môn VHVN) được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì đạt thành tích xuất sắc trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, TS Mai Hồng Hải (Giám đốc TTNCKHXH&NV) được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì đạt thành tích xuất sắc trong đợt tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết trung ương 5, khóa VIII “Xây dựng nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

          3. Tuyển sinh đại học, CĐ chính quy năm 2013 là năm thứ 8 liên tiếp khoa KHXH đạt số lượng và tỷ lệ cao: 430 SV/520 SV chỉ tiêu với 6 ngành đại học và 1 ngành CĐ. Tuyển sinh Cao học đạt 76 HV/80 HV chỉ tiêu, với 4 chuyên ngành. Tuyển sinh hệ vừa làm vừa học đạt 91/60 chỉ tiêu với 1  ngành. Tổng số SV, HV của khoa hiện nay gần 2000 (Đứng thứ 2 toàn trường).

           4. Các lớp tiếng Việt của lưu học sinh Lào chuyển về trường

          3 lớp Tiếng Việt với 96 lưu học sinh Lào của 2 tỉnh Hủa Phăn và Xiêng Khoảng được giao cho khoa giảng dạy và quản lý tại cơ sở 2 của nhà trường (Thay cho việc giảng dạy tại Sầm Nưa như những năm học trước đây).

           5. Tuyển sinh lớp Đại học VLVH Xã hội học (Công tác xã hội) đầu tiên của đề án 32   

          Ban Chỉ đạo đề án 32 của tỉnh, sở Lao động - Thương binh và xã hội phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức tuyển sinh lớp đào tạo Đại học VLVH Xã hội học (Công tác xã hội) khóa 2013-2018 đầu tiên với 91 SV và giao cho khoa KHXH tổ chức giảng dạy, quản lý.

          6. Đào tạo SĐH tiếp tục mở rộng

          Năm 2013, khoa được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ tuyển sinh chuyên ngành cao học Lịch sử Việt Nam đầu tiên với 25 HV, đưa tổng số chuyên ngành cao học của khoa lên 4 (trong tổng số 7 chuyên ngành của toàn trường). Tháng 11/2013, Ban Giám hiệu đã thành lập Ban đề án chuẩn bị mở chuyên ngành đào tạo Tiến sỹ đầu tiên của Nhà trường: Văn học Việt Nam.

          7. Hai ThS được đào tạo ở nước ngoài đầu tiên trở về khoa công tác.

          Tháng 7/2013, ThS chuyên ngành quản trị khách sạn tại Singapo Dương Thị Hiền và tháng 11/2013 ThS chuyên ngành Chính sách công tại Vương quốc Anh Lê Thị Thanh Thủy đã trở về khoa công tác. Khoa KHXH hiện nay đã có 4 ThS tốt nghiệp nước ngoài, 2 NCS và 4 cao học khác đang tu nghiệp tại các nước tiên tiến.

          8. Tám GV trúng tuyển NCS trong và ngoài nước.

          Năm 2013 là năm khoa KHXH có số GV trúng tuyển NCS đông nhất: 8   người: Phạm Xuân Thành (Du lịch sinh thái), Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Tuyết (VH nước ngoài)), Nguyễn Thị Thanh Hương (LL Ngôn ngữ), Nguyễn Thị Vân (LL&PPDH Lịch sử), Nguyễn Thị Dung (Địa lý KT-XH), Đào Thanh Thủy (Việt Nam học) và Nguyễn Thị Duyên (Xã hội học), đưa tổng số NCS của khoa lên con số kỷ lục: 25 người (trong đó có 2 nước ngoài).

           9. Hội thảo liên trường đầu tiên: “Lý thuyết phê bình văn học hiện đại (Tiếp nhận và ứng dụng)” .

          Hội thảo đã quy tụ đông đảo các nhà khoa học, các nhà lý luận phê bình văn học từ Viện Văn học (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam), các trường Đại học Vinh, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học KHXH&NV- ĐHQG Hà Nội, ĐHSP Huế, Đại học Hồng Đức…Các báo cáo khoa học của hội thảo đã được tuyển chọn và tháng 9/2013, NXB Đại học Vinh xuất bản thành cuốn sách cùng tên với 365 trang.   

          10. Hội thi “Theo dòng lịch sử” lần thứ nhất. 

          Hội thi được tổ chức vào đúng dịp kỷ niệm 124 ngày sinh nhật Bác (19/5/2013), đã trở thành sân chơi trí tuệ, bổ ích cho SV ngành Lịch sử và các ngành khác của khoa. Hội thi đã có sự tham gia, tài trợ của Hội Sử học Thanh Hóa, của các doanh nhân Thanh Hóa.

          Tháng 11/2013, lần đầu tiên, Quỹ Phát triển sử học, thuộc Hội Sử học Việt Nam cũng đã trao 3 suất học bổng (mỗi suất: 4 000 000 đ) cho các SV nghèo học giỏi ngành Lịch sử.

          Những hoạt động trên đã tích cực góp phần thúc đẩy phong trào nghiên cứu,, tìm hiểu lịch sử dân tộc, quê hương của sinh viên, nâng cao chất lượng  đào tạo các ngành lịch sử của nhà trường.


                                                                                                                Ban biên tập Website

 

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Video

Album

số lượt truy cập
40585546