Hong Duc university is the first placed for your future or there's a future since your name has been here!

Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ của NCS Vũ Thị Thắng

Cập nhật lúc: 10:36 AM ngày 08/08/2014

Ngày 21 tháng 7 năm 2014, tại Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, nghiên cứu sinh Vũ Thị Thắng đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Học viện, chuyên ngành Ngôn ngữ học, Mã số: 62.22.02.40; với đề tài “Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh Hóa dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Phạm Tất Thắng,  TS. Nguyễn Đăng Sửu.

 Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ của NCS Vũ Thị Thắng được tổ chức một cách trang trọng, tiến hành đúng thể thức, ngoài Hội đồng chấm luận án còn có đại diện của cơ sở đào tạo, đồng chí, đồng nghiệp của cơ quan công tác, cùng bạn bè, người thân trong gia đình tới dự.

Hội đồng chấm luận án gồm 7 thành viên:

1. GS.TS. Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch HĐ

2. GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp, Phản biện 1

3. GS.TSKH. Lý Toàn Thắng, Phản biện 2

4. GS.TS. Bùi Minh Toán. Phản biện 3 

5. TS. Bùi Thị Minh Yến, Thư kí

6. PGS.TS. Mai Ngọc Chừ, Ủy viên

7. PGS.TS. Đặng Thị Hảo Tâm, Ủy viên

 Luận án nghiên cứu tên gọi của các đối tượng địa lý tự nhiên (địa danh tự nhiên) và của các đối tượng địa lý nhân văn (địa danh nhân văn) trong tiếng Việt ở Thanh Hóa.

Thông qua việc thu thập, phân loại, miêu tả và phân tích ngữ liệu, luận án nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh Hóa trên nhiều phương diện. Trên cơ sở đó phân tích vai trò của địa danh đối với văn hóa, sự chi phối, tác động của các yếu tố văn hóa đối với sự ra đời và tồn tại của địa danh Thanh Hóa, góp phần tìm hiểu thêm về truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời của xứ Thanh. Từ đó, giáo dục tình yêu quê hương xứ sở cho người dân địa phương, hình thành ý thức bảo vệ và gìn giữ các giá trị truyền thống qua địa danh và phục vụ phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.

Tác giả luận án đã khảo sát, thống kê được 8913 địa danh ở Thanh Hóa, trong đó vùng đồng bằng có 6676 địa danh với 106 loại hình và vùng miền núi có 2237 địa danh với 74 loại hình, tiến hành phân loại các địa danh theo các phương diện: đặc điểm đối tượng tự nhiên hay không tự nhiên nguồn gốc ngôn ngữ của các yếu tố, cấu tạo và phương thức định danh.

Luận án được đánh giá có những đóng góp về mặt ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Đây là công trình đầu tiên nghiên đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh Hóa ở quy mô lớn. Kết quả nghiên cứu đó có thể sử dụng trong giáo dục cũng như phát triển kinh tế du lịch ở địa phương; đồng thời góp thêm tiếng nói vào việc nghiên cứu địa danh theo hướng nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa ở Việt Nam.

Luận án đã được Hội đồng nhất trí thông qua với 7/7 phiếu tán thành.

Thay mặt cho Học viện Khoa học xã hội, GS.TS. Nguyễn Văn Khang - Chủ tịch Hội đồng chấm luận án tặng hoa chúc mừng nghiên cứu sinh Vũ Thị Thắng. Đồng thời, PGS.TS. Hoàng Thanh Hải – Trưởng khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức đã phát biểu gửi lời cảm ơn tới cơ sở đào tạo đã tạo mọi điều kiện cho NCS Vũ Thị Thắng trong quá trình học tập, nghiên cứu và tặng hoa chúc mừng tân Tiến sĩ Vũ Thị Thắng.

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG LỄ BẢO VỆ LUẬN ÁN CẤP HỌC VIỆN

CỦA NCS VŨ THỊ THẮNG

  

Nghiên cứu sinh Vũ Thị Thắng chụp ảnh lưu niệm

cùng Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện

                         

 Đại diện Trường Đại học Hồng Đức và khoa Khoa học Xã hội

chụp ảnh lưu niệm chúc mừng tân Tiến sĩ Vũ Thị Thắng

 

Gia đình tân tiến sĩ Vũ Thị Thắng

chụp ảnh lưu niệm cùng hai thầy hướng dẫn khoa học

 

Tin, bài: BBT

    Ảnh: Lê Thị Bình

 

  

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Video

Album

số lượt truy cập
40585504