Hong Duc university is the first placed for your future or there's a future since your name has been here!

CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC “PHONG TRÀO THI ĐUA, CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG VÀ CÔNG TÁC PHÁT HIỆN, BỒI DƯỠNG, TỔNG KẾT, NHÂN RỘNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN GIAI ĐOẠN 2010 – 2014” CỦA KHOA KHXH, TRƯỜNG ĐH HỒNG ĐỨC

Cập nhật lúc: 08:52 AM ngày 18/04/2015

CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC “PHONG TRÀO THI ĐUA, CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG VÀ CÔNG TÁC PHÁT HIỆN, BỒI DƯỠNG, TỔNG KẾT, NHÂN RỘNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN 

GIAI ĐOẠN 2010 – 2014” CỦA KHOA KHXH, TRƯỜNG ĐH HỒNG ĐỨC

PGS.TS. Hoàng Thanh Hải

BT Chi bộ, Trưởng khoa KHXH

          Trong 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, BGH, sự hợp tác, giúp đỡ của các đơn vị trong và ngoài trường, tập thể CB, GV và SV của khoa đã đoàn kết, nhất trí, nỗ lực phấn đấu, liên tục đạt danh hiệu Tập thể LĐXS cấp tỉnh, được CT UBND Tỉnh tặng BK vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ các năm học 2010-2011; 2011-2012; 2012-2013; 2013-2014; Tổng kết các PT thi đua dài hạn, ngắn hạn,  khoa KHXH cũng  dẫn đầu, được CT UBND Tỉnh tặng BK như “Sơ kết 3 năm 2010-2013 cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức HCM”, “PT thi đua nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng ĐBP” (2014); Chi bộ khoa được đề nghị Tỉnh ủy tặng BK vì thành tích XS, tiêu biểu năm 2014; CĐBP được tặng BK của CĐGD VN năm 2012; LCĐ được nhận cờ của TW Đoàn 2013; Chi hội CCB được tặng BK của Hội CCB Tỉnh 2012; Nhiều cá nhân điển hình tiên tiến  tiêu biểu trên tất cả các mặt công tác được Hiệu trưởng Nhà trường tặng GK và CTUBND Tỉnh tặng BK hàng năm.

          Để đạt được những thành tích to lớn và toàn diện và liên tục trên, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ khoa, Lãnh đạo khoa đã phối hợp với các tổ chức chính trị- xã hội của khoa, thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

          Thứ nhất, liên tục tuyên truyền giáo dục cho CB, GV, SV quán triệt đầy đủ Luật Thi đua khen thưởng, các quy định về thi đua, khen thưởng của Nhà trường. Đầu năm học hàng năm, kế hoạch, chỉ tiêu thi đua, khen thưởng  được xây dựng, đăng ký một cách khoa học, phù hợp với từng người, từng BM, từng tổ chức và cả đơn vị. Từng tháng, từng quý Ban Lãnh đạo khoa có rà soát việc thực hiện kế hoạch và đăng ký trên. Cuối năm học hoặc cuối mỗi đợt thi đua HĐTĐ- KT của khoa họp đánh giá, bình xét, biểu dương, khen thưởng nghiêm túc, công khai, dân chủ, công bằng, kịp thời và đúng quy trình quy định của Nhà trường.

          Thứ hai, trong những năm qua, khoa đã liên tục tổ chức các phong trào thi đua, với những chương trình hành động, nội dung thi đua phù hợp với đặc điểm, thế mạnh của đơn vị. Ngoài công tác thi đua- khen thưởng thường niên, các PT thi đua nhân các ngày lễ lớn đều gắn chặt với chuyên môn đào tạo, thế mạnh của khoa, như PT thi đua chào mừng 60 năm chiến thắng ĐBP, PT thi đua chào mừng 50 năm chiến thắng Hàm Rồng...  được gắn liền với các cuộc thi tìm hiểu, các hội thảo chuyên môn... thu hút đông đảo sự tham gia của CB, SV của đơn vị.

          Thứ ba, khoa đã phối hợp với các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, CCB trong những năm qua luôn gắn nội dung các đợt thi đua phù hợp với chuyên môn của đơn vị. Ví dụ phong trào nhà giáo chiến sỹ của Chi hội CCB gắn với các đêm thơ mừng Đảng, mừng Xuân hàng năm do khoa tổ chức; phong trào thi đua học tập nâng cao trình độ của Chi đoàn GV, CĐBP thường xuyên phát động dự giờ, thăm lớp...

          Thứ tư, luôn gắn các phong trào thi đua- khen thưởng với các việc biểu dương, phát hiện và nhân rộng điển hình tiên tiến. Khoa đã chọn những mặt công tác lớn của đơn vị, phát huy thế mạnh của đơn vị để xây dựng những điển hình tiên tiến, tập trung vào những phong trào thi đua chủ yếu sau:

          - Một là, phong trào học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ GV. Những năm qua phong trào học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ ở khoa KHXH trở thành thường xuyên, tự giác và lẽ sống còn của từng GV, nhất là GV trẻ. Vì vậy liên tục xuất hiện những điển hình tiên tiến, như BM Văn học VN có 10 GV nhưng đã có 6 TS (Trong đó có 3 PGS), 4 ThS (2 NCS); Về cá nhân:  Có GV bảo vệ LATS lúc trên 55 tuổi; Có  3 GV được bổ nhiệm PGS lúc mới 42 tuổi. NCS, học CH nước ngoài đối với khoa KHXH trước đây là hiếm, nhưng vừa qua đã có 7 GV  trẻ tốt nghiệp ThS tại Anh, Singapo, Thái Lan... trở về khoa công tác, hiện khoa đang có 3 GV đang NCS nước ngoài. Nhờ PT thi đua trên, đến nay trong tổng số 70 GV của khoa đã có 21 TS (30%), trong đó có 5 PGS, 41 ThS (69%), trong đó có 25 đang NCS, vượt tiêu chí kiểm định chất lượng của Bộ hiện nay.

          - Hai là phong trào thi đua dạy tốt, học tốt,  luôn xuất hiện những điển hình các Thầy cô giáo nhiệt tình, đổi mới PPDH, giúp đỡ SV, trở thành tấm gương sáng cho SV. ... Có những Thầy giáo CCB là thương binh, nhưng vẫn say sưa cùng SV trong những chuyến thực địa vùng núi Tây bắc, có những cô giáo con còn rất nhỏ, nhưng sang tận Hủa phăn hàng tháng giảng dạy tiếng Việt cho HS Lào....

Khoa KHXH hiện vẫn là khoa có số lượng SVCQ đông thứ hai trường: gần 1800 SV, HV. Việc phát triển chương trình đào tạo, mở ngành mới cũng thu được những thành công. Hiện khoa đang tổ chức đào tạo 14 ngành, CN đào tạo (1 TS, 4 ThS, 8 ĐH và 1 CĐ), đấy là chưa kể khoa đang chủ trì quản lý và đào tạo Tiếng Việt cho LHS Lào (Mỗi năm khoảng 100 em). BM Văn học VN hiện là BM quản lý đào tạo từ bậc TS- ĐH

          - Thứ ba, phong trào NCKH và ý tưởng sáng tạo luôn được duy trì, xuất hiện nhiều điển hình. Có những CB, GV trong 4 năm qua đã chủ trì 1 đề tài cấp nhà nước, 4 đề tài cấp Tỉnh, có những GV hàng năm công bố 5-7 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. Vì vậy, trong những năm qua khoa KHXH luôn dẫn đầu toàn trường về các hoạt động KH-CN, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Có thể nói trong bất kỳ lĩnh vực công tác nào, bất kỳ lứa tuổi nào, khoa KHXH cũng  xuất hiện những điển hình tiên tiến tiêu biểu, đủ tiêu chuẩn để đề nghị khen thưởng. Điều đó  đã góp phần làm nên truyền thống, sức mạnh, vị thế và thương hiệu hiện nay của khoa.

          Từ những kết quả, thành tích trên, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm:

          Thứ nhất, cấp ủy, Lãnh đạo đơn vị, Lãnh đạo các đoàn thể chính trị-xã hội luôn quán triệt sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua”, thực sự coi thi đua là đòn bẩy, là động lực thúc đẩy hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

          Thứ hai, các phong trào thi đua phải được tổ chức thường xuyên, đều khắp, với những nội dung, hình thức phù hợp với đặc điểm, phát huy thế mạnh của đơn vị.

          Thứ ba,  việc đánh giá, khen thưởng phải dân chủ, công khai, kịp thời, đúng tiêu chí nhưng luôn khuyến khích những điển hình tiên tiến là những GV trẻ, các đồng chí cựu chiến binh...

          Thứ tư, công tác Thi đua - Khen thưởng phải luôn gắn chặt với việc phát hiện các điển hình tiên tiến, gắn chặt với công tác đánh giá, bồi dưỡng, đề bạt cán bộ quản lý, lãnh đạo.

          Nhiệm vụ chính trị của khoa và nhà trường giai đoạn mới rất nặng nề, nhiều thuận lợi, nhưng không ít khó khăn, thách thức, vì vậy đòi hỏi công tác thi đua khen thưởng, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến phải được tổ chức thường xuyên liên tục hơn, mạnh mẽ hơn, đổi mới hơn về nội dung và hình thức, thực sự là động lực mạnh mẽ đưa khoa KHXH ngày càng phát triển.

 

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Video

Album

số lượt truy cập
40585524