Hong Duc University shapes your future!

Nghiệm thu đề tài Khoa học và Công nghệ cấp bộ “Nghiên cứu thành phần loài Lưỡng cư, Bò sát khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa”

Cập nhật lúc: 09:21 SA ngày 25/09/2013

Sáng 30/12/2012, tại cơ sở chính trường Đại học Hồng Đức (ĐHHĐ) đã tổ chức đánh giá nghiệm thu đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu thành phần loài Lưỡng cư, Bò sát khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa”do TS. Nguyễn Kim Tiến làm chủ nhiệm đề tài.

Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ được thành lập gồm 7 thành viên do GS.TS. Lê Vũ Khôi, trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội làm chủ tịch Hội đồng; ThS. Lê Anh Sơn trường ĐHHĐ làm thư ký.

                Toàn cảnh Hội đồng nghiệm thu đề tài KH&CN

Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá tài nguyên Lưỡng cư bò sát góp phần bảo tồn đa dạng sinh học Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu huyện Quan hóa, tỉnh Thanh Hóa; Góp thêm dữ liệu cho nghiên cứu khu hệ Lưỡng cư Bò sát của đơn vị Địa lý Sinh học Bắc Trung Bộ Việt Nam; Hoàn thiện chuyên đề Động vật học cho đào tạo ngành Sinh học, Lâm học và Quản lý du lịch ở trường ĐHHĐ.

Chủ nhiệm đề tài trình bày báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài

Hội đồng đã nghe chủ nhiệm đề tài báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài và cùng nhận xét, trao đổi, góp ý cho đề tài. Hội đồng nghiệm thu đã ghi nhận mới cho khu Bảo tồn Pù Hu 23 loài Lưỡng cư thuộc 2 họ, 1 bộ và 22 loài Bò sát thuộc 4 họ. Lần đầu tiên ghi nhận thêm cho Thanh Hóa có thêm bộ Lưỡng cư không chân (Gymnophiona), đây chính là tài liệu mới phục vụ công tác giảng dạy các học phần, các chuyên đề về Động vật và Lưỡng cư bò sát góp phần nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học và sau đại học ở ĐHHĐ. Nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu thực địa, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, khả năng phân tích, tổng hợp tài liệu của tập thể khoa học thực hiện đề tài cũng như giảng viên và sinh viên nhà trường đã được nâng lên thông qua việc thực hiện đề tài, ngoài ra đề tài cũng góp phần định hướng cho nghiên cứu nhóm động vật này ở địa phương.

TS. Nguyễn Hữu cần, PHT trường ĐHHĐ, phản biện I đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài

TS. Hoàng Ngọc Thảo, Đại học Vinh, phản biện II đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài

TS. Nguyễn Song Hoan, GĐ Sở Ngoại Vụ Thanh Hóa đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài

Mặt khác, kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần đánh giá tài nguyên động vật Lưỡng cư Bò sát khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa, đồng thời góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên động vật Lưỡng cư Bò sát của địa phương trên cơ sở các loài quý hiến, có giá trị bảo tồn nguồn gen, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, giải quyết những vấn đề xã hội, ý thức, lối sống thân thiện với môi trường của người dân. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu khác sâu hơn và là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ giảng viên, học sinh sinh viên, các học viên trong và ngoài trường. Hội đồng cũng đã góp ý cho nhóm nghiên cứu một số công việc cần thực hiện để đề tài được hoàn thiện hơn.

Hội đồng nghiệm thu đã nhất trí đánh giá đề tài đạt loại tốt.

                                                                 Ban biên tập website


 

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Video

Album

số lượt truy cập
40588655