Hong Duc University shapes your future!

Hội thảo khoa học Quốc gia “Một số vấn đề nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương và chuyên ngành”

Cập nhật lúc: 10:02 SA ngày 30/12/2015

Sáng ngày 28/12/2015, Viện Sử học, Trường Đại học Hồng Đức và Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã phối hợp tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Một số vấn đề nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương và chuyên ngành”.

 Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa; các nhà khoa học đến từ Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam), Viện Lịch sử Công an (Bộ Công an); Viện Lịch sử Quân sự ((Bộ Quốc phòng); Cục Lưu trữ Nhà nước, Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh); Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Hồng Đức, Đại học VHTT&DL Thanh Hóa; Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An, tỉnh Bắc Ninh…Đặc biệt, tham gia hội thảo khoa học lần này còn có các nhà nghiên cứu đến từ các đại phương: Cao Bằng, Sơn La, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tĩnh…

PGS.TS. Hoàng Thị Mai, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHHĐ phát biểu tại Hội thảo

Ban tổ chức đã nhận trên 40 báo cáo tham luận từ các nhà khoa học, các nhà quản lý, các cán bộ, giảng viên trong và ngoài tỉnh. Các báo cáo tham luận đều có hàm lượng khoa học cao, tính mới, sáng tạo, được trình bày theo nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, tập trung vào các nội dung chính sau: Những vấn đề thuộc về phương pháp luận, về phân kỳ lịch sử Việt Nam với phân kỳ lịch sử địa phương và phương pháp nghiên cứu cụ thể đối với từng lĩnh vực và từng địa phương cụ thể; phân tích về giá trị của sử liệu, của tài liệu lưu trữ và tài liệu địa phương phục vụ công tác biên soạn; tổng kết thành tựu biên soạn các công trình liên quan đến lịch sử địa phương trong đó có thông sử, địa chí, tuyển tập làng nghề, danh nhân và đặt biệt là lịch sử Đảng bộ từ xã, huyện đến tỉnh, thành phố; công tác giảng dạy lịch sử địa phương và chuyên ngành ở các bậc học trong nhà trường; lịch sử địa phương và chuyên ngành gắn bó mật thiết với di sản, di tích lịch sử văn hóa, từ di sản, di tích tầm quốc gia hay cấp tỉnh, việc nghiên cứu lịch sử địa phương không chỉ góp thêm tư liệu làm rõ hơn giá trị của di tích mà còn phục vụ thiết thực cho công tác tuyên truyền giáo dục và phát triển du lịch.

Toàn cảnh Hội thảo

Hội thảo khoa học “Một số vấn đề nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương và chuyên ngành” đã thành công tốt đẹp. Đây là dịp để các nhà sử học không chuyên bồi dưỡng thêm kiến thức, kỹ năng cơ bản trong phương pháp biên soạn lịch sử địa phương và chuyên ngành. Đồng thời, qua đó để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các cán bộ, giảng viên và các thầy, cô giáo dạy lịch sử cùng nhau trao đổi, bàn luận về định hướng phát triển của công tác biên soạn lịch sử địa phương, chuyên ngành và công tác đào tạo, giảng dạy lịch sử ở các bậc học trong nhà trường./.

   Một số hình ảnh khác tại Hội thảo:

                  

       

                                                                                                    BBT website

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Video

Album

số lượt truy cập
40588644