Hong Duc university is the first placed for your future or there's a future since your name has been here!

Kế hoạch cuộc thi: Thiết kế bài giảng điện tử năm học 2012-2013

Cập nhật lúc: 10:46 PM ngày 08/05/2013

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LIÊN CHI ĐOÀN KHOA KHTN

 

 

Số: 02 / KH-LCĐ

 

Thanh Hóa, ngày 09  tháng 5 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

Tổ chức cuộc thi "Thiết kế bài giảng điện tử" năm học 2013 - 2014

Phát huy những kết quả đã đạt được của trong các buổi Tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vào tháng 3, 4 năm 2013, Liên chi đoàn khoa Khoa học Tự nhiên thông báo kế hoạch tổ chức cuộc thi đến các chi đoàn để thông tin đến các đoàn viên với những nội dung cơ bản sau:

1. Tên cuộc thi: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

2. Mục đích cuộc thi

- Đẩy mạnh phong trào ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm đổi mới phương pháp dạy - học một cách sáng tạo, hiện đại, tăng cường tính tích cực của người học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo nhu cầu xã hội;

- Bổ sung nguồn tài nguyên giáo dục mở phục vụ việc dạy và học trong Khoa;

- Khuyến khích đoàn viên tiếp cận công nghệ dạy - học hiện đại;

- Chia sẻ kinh nghiệm và cộng tác giữa các đoàn viên trong Khoa;

- Tôn vinh trí tuệ, công sức đoàn viên của Khoa; 

- Làm tiền đề, cơ sở lựa chọn đối tượng tham gia các cuộc thi ở cấp cao hơn.

3. Đối tượng dự thi: Các chi đoàn của Khoa (khuyến khích các nhóm trong chi đoàn thi với nhau). Mỗi nhóm hoặc chi đoàn tham gia được quyền nộp tối đa 04 sản phẩm.

4. Yêu cầu chung và định hướng đối với sản phẩm dự thi

4.1. Bài giảng điện tử

- Bài giảng điện tử là bài giảng được tổ chức dạy học dưới sự hỗ trợ của các phương tiện và học liệu điện tử, có cấu trúc chặt chẽ theo ý tưởng sư phạm và nội dung bài giảng dự thi bám sát chương trình hiện hành của các môn học, cụ thể: Bài giảng là bài dạy có trong chương trình hiện hành thuộc bậc học sẽ đi thực tập sư phạm, với thời lượng 1 tiết. Do vậy, bài giảng điện tử bao gồm đầy đủ những thành tố của quá trình dạy học (Mục tiêu, kế hoạch dạy học, nội dung dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học, phương tiện dạy học, môi trường dạy học và việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học).

- Bài giảng điện tử được thiết kế theo mục đích chính là dành những giá trị tối ưu cho người học, do vậy việc thiết kế bài giảng phải tuân thủ theo ý tưởng sư phạm của giáo viên. Các giải pháp sư phạm, các phần mềm ứng dụng, các học liệu đa phương tiện đều phải dựa vào ý tưởng sư phạm để thiết kế, khai thác nhằm phát huy tác dụng tích cực của công nghệ thông tin trong dạy học.

- Tất cả các thông tin gắn kèm trong sản phẩm dự thi đều phải rõ nguồn gốc và cung cấp các thông tin về nguồn gốc của tư liệu tham khảo.

- Ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Việt.

- Nội dung Bài giảng được xây dựng phải đảm bảo chính xác, khoa học, tính hệ thống; phương pháp dạy học hợp lý; tổ chức thực hiện và phân phối thời gian phù hợp ở các phần, các nội dung của Bài giảng.

- Sản phẩm dự thi được lưu trên đĩa CD (đóng gói theo định dạng: Định dạng pdf, định dạng html, có nhãn ghi rõ các thông tin về người dự thi và sản phẩm) bao gồm: bài giảng điện tử, bản thuyết minh, giáo án, các phần mềm hỗ trợ (nếu có). Những văn bản kèm theo bài giảng có phông chữ Unicode, Time New Roman, cỡ chữ 13.

- Sản phẩm thể hiện được việc sử dụng linh hoạt các phần mềm ứng dụng vào dạy học (thể hiện sự tương tác giữa kênh chữ, kênh hình, âm thanh, màu sắc,....) phù hợp với tính chất chuyên môn của bài dạy, thuận lợi để chuyển giao công nghệ, góp phần tích cực vào việc cải tiến phương pháp dạy học, mang lại hiệu quả cao hơn khi sử dụng thiết kế đó so với các thiết kế khác để dạy học.

4.2 Ứng dụng các phần mềm trong thiết kế bài giảng điện tử.

Bài giảng điện tử phải sử dụng và phát huy được hiệu quả của một số phần mềm ứng dụng. Cần chú ý khai thác các các phần mềm miễn phí, mã nguồn mở theo hướng

dẫn tại Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 1 tháng 3 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục”. Hiện nay có rất nhiều các phần mềm hỗ trợ việc quản lí và tổ chức dạy học, tiêu biểu như phần mềm hỗ trợ trình chiếu, sinh động hoá hình ảnh (Power point; Media Flash), phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng (Violet), phần quản lí nội dung học tập (Leaning content management system – LCMS), phần mềm quản lí học tập, (Leaning management system – LMS) v.v... Tuỳ theo các môn học cụ thể, sinh viên có thể lựa chọn các phần mềm phổ dụng hoặc đặc trưng của bộ môn, phù hợp với ngành đào tạo. Tuy nhiên, các phần mềm trong thiết kế bài giảng điện tử phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Dễ tiếp cận, tiện ích, tích hợp nhiều tính năng liên kết với các học liệu, thông tin từ internet hay các nguồn học liệu điện tử khác theo hướng mở.

- Hỗ trợ hoạt động nhận thức của người học (cung cấp thông tin, tạo tình huống, môi trường quan sát, định hướng tư duy, kích thích hứng thú, nảy sinh ý tưởng).

- Tiện lợi trong các mối tương tác, phát huy tính tích cực của người học, xử lí, chia sẻ thông tin, hợp tác tìm tòi khám phá.

- Phát triển các kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát, ứng dụng, định hướng phát triển tư tưởng, tình cảm, thái độ đúng đắn.

- Hỗ trợ hoạt động quản lí (kế hoạch, nội dung dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả

học học tập, nhận ý kiến phản hồi từ người học).

5. Tiêu chí đánh giá sản phẩm dự thi

Các Hội đồng giám khảo đánh giá kết quả của sản phẩm dự thi dựa trên một số tiêu chí chính như sau:

5.1. Các sản phẩm sẽ không được chấm nếu:

- Chi đoàn không hoàn thành thủ tục đăng ký tham gia hội thi như quy định;

- Bài giảng sai cơ bản về nội dung và kiến thức.

5.2. Nội dung

- Bảo đảm tính chính xác, phù hợp với chương trình đào tạo, với nội dung và tính

đặc thù bộ môn; với phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học.

         - Đảm bảo tính tư tưởng, tính khoa học (nhất là nguồn tài liệu khai thác từ internet) và phù hợp với đối tượng dạy học.

         - Cấu trúc chặt chẽ, logíc, hệ thống, định hướng tư duy tích cực cho người học.

         - Xác định rõ kiến thức cơ bản của bài học, kiến thức trọng tâm cần khắc sâu, các vấn đề đang còn tranh luận, các nội dung mà người học cần tích cực, chủ động, sáng tạo trong nghiên cứu, nhận thức và luyện tập.

         - Khai thác lợi thế của công nghệ thông tin trong thiết kế các hình thức kiểm tra, đánh giá trắc nghiệm khách quan ở những mức độ khác nhau.

5.3. Hình thức

- Đảm bảo tính trực quan và thẩm mĩ sư phạm, tạo sự sinh động hấp dẫn, thu hút chú ý, kích thích hứng thú học tập, nghiên cứu.

- Thiết kế các slide phù hợp ( nên từ 20 - 25 slide /1tiết); màu sắc hài hoà, giao diện thân thiện; thống nhất bảng mã Unicode, cỡ chữ vừa đủ quan sát (24-28), trình bày đẹp, diễn đạt gọn, làm nổi bật kiến thức trọng tâm.

- Hiệu ứng kênh chữ, kênh hình, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng có mức độ, hài hòa, hợp lý. Không lạm dụng kĩ thuật để thỏa mãn sự hiếu kì, phân tán

chú ý người học.

Khuyến cáo: Màu sắc thiếu trực quan, mờ nhạt, sặc sỡ, loè loẹt dễ gây phản cảm; âm thanh ồn ào vượt ngưỡng cảm giác, chối tai sẽ giảm hứng thú học tập; chữ, hình xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc, chuyển động bay bướm, vòng vèo, nhiễu loạn hay, chậm chạp, lừ đừ...dễ gây ức chế.

5.4. Kĩ thuật

- Tiện ích trong tổ chức dạy học; thích ứng với điều kiện sẵn có; đa dạng các hình thức liên kết nội dung bài học với các nguồn học liệu đa phương tiện (các file âm

thanh, hình ảnh, video clip, file trình diễn bài giảng có tích hợp video...), với phần mềm giáo khoa và các phần mềm công cụ chuyên biệt khác.

- Dễ tạo các mối liên hệ tương tác (người dạy với người học, người học với người học, dạy học với học liệu mở, dẫn dắt người học xây dựng bài, củng cố, khắc sâu kiến thức.

- Giúp người học hình thành các kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, kĩ năng hợp tác, chia sẻ thông tin, vận dụng kiến thức vào thực tế, tự đánh giá kết quả học tập, hình thành tư tưởng, tình cảm, thái độ đúng đắn.

- Thiết kế bài giảng đảm bảo cho người dạy thuận lợi, làm chủ kỹ thuật, thao tác

nhuần nhuyễn, kết hợp nhịp nhàng trình chiếu với ghi chép, giữa các hoạt động dạy và học, giữa hướng dẫn nhận thức với quản lí, kiểm tra đánh giá người học.

5.5. Hiệu quả

- Thực hiện được mục tiêu bài học, người học hiểu bài bài, hứng thú học tập, nghiên cứu, phát triển các kĩ năng cần thiết, có thái độ đúng đắn.

- Đánh giá được kết quả học tập của người học, hiệu quả bài học của người dạy.

- Phát huy được tác dụng nổi bật của bài giảng điện tử mà các bài giảng theo hình thức tổ chức khác khó đạt được.

6. Thời gian

6.1. Đăng ký: Từ ngày ra văn bản này đến tháng 8 năm 2013.

6.2. Nộp sản phẩm dự thi: trước ngày 10/9/2013.

            6.3. Tổ chức chấm sơ khảo: từ ngày 15/9/2013 đến 25/9/2013.

            6.4.Tổ chức chấm chung khảo: từ ngày 05/10/2013 đến 10/10/2013.

                        6.5.Tổng kết và công bố giải thưởng cuộc thi: vào dịp tổng kết Hội thi nghiệp vụ Sư phạm (dự kiến tháng 12 năm 2013).

7. Nơi đăng ký và nộp sản phẩm

Văn phòng khoa Khoa học Tự nhiên hoặc anhminhhdu@gmail.com; hauncsthanhhoa@gmail.com.

8. Cơ cấu giải thưởng

Giải thưởng gồm có giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích

Tiền thưởng từ 200.000đ đến 1.000.000đ 

Nơi nhận:

- Chi ủy, Ban Chủ nhiệm khoa (để báo cáo);

-  Ban chấp hành Đoàn trường (để báo cáo);

- Website của Khoa;

- Các tổ bộ môn (để phối hợp);

- Các chi đoàn (để thực hiện);

- Lưu văn phòng;

 

TM. BCH LIÊN CHI ĐOÀN

BÍ THƯ  

                                          (đã kí)

 

 

 

Nguyễn Hữu Hậu

 

LIÊN CHI ĐOÀN KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

 

MẪU ĐĂNG KÝ DỰ THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

 

Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Chi đoàn: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tên sản phẩm dự thi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tên bài giảng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Thời lượng (mấy tiết): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tiết thứ bao nhiêu của kế hoạch thực hiện chương trình: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Xác nhận của cố vần học tập

 

Người đăng ký

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Video

Album

số lượt truy cập
40588773